Số các vụ lừa đảo liên quan đến kỷ nguyên Reiwa ngày một tăng nhanh!

Trung tâm các vấn đề tiêu dùng quốc gia Nhật Bản (NCAC) đã cảnh báo về những vụ lừa đảo lợi dụng sự thay đổi tên kỷ nguyên đất nước từ Heisei sang Reiwa, bắt đầu tăng nhanh đột ngột trên toàn quốc sau ngày 01/04, ngày thông báo chính thức được đưa ra.

Hình thức chung của các vụ lừa đảo không còn quá xa lạ, khi mà những kẻ lừa thường gửi thư đến cho người dân dưới tên của các tổ chức thật, nói với người nhận thẻ ngân hàng của họ cần được gia hạn vì sự thay đổi của kỷ nguyên, và một khi mà đối tượng cắn câu, những kẻ lừa đảo sẽ có được chiếc thẻ hiện tại của nạn nhân. Trong một số trường hợp, những kẻ lừa đảo đã tiến hành rút tiền thành công với thẻ mà họ đã lấy được từ những người bị lừa.

cac-vu-lua-dao-lien-quan-den-ky-nguyen-reiwa-ngay-mot-tang-nhanh

Đầu tháng 2, một phụ nữ 79 sống tại Naha (Okinawa) đã nhận được một phong bì được cho là do Hiệp hội Ngân hàng Nhật Bản, Zenginkyo, có trụ sở đặt tại Tokyo. Trong phong bì có một số mẫu điền yêu cầu bà phải hoàn thành, do tên kỷ nguyên mới của đất nước đã được thay đổi.

Hoàn toàn tin tưởng vào thông báo, bà lão đã điền hết các thông tin về tài khoản ngân hàng của mình, mã PIN cho thẻ ngân hàng và một số thông tin cá nhân khác, sau đó gửi lại mẫu đơn lại theo địa chỉ trên phong bì. Vào đầu tháng 3, bà cụ được thông báo về những trò lừa đảo liên quan đến việc đổi niên hiệu triều đại Reiwa, nhanh chóng nhận ra rằng mình đã bị nhắm đến.

Tuy nhiên bà cụ đã may mắn không bị mất tiền vì đã không gửi thẻ kèm vào phong bì của mình.

cac-vu-lua-dao-lien-quan-den-ky-nguyen-reiwa-ngay-mot-tang-nhanh1

Tháng trước, Cảnh sát tỉnh Kanagawa đã bắt giữ một người đàn ông có hành vi lừa đảo bằng thẻ ATM cũng bằng cách gửi các thông báo yêu cầu về một số thủ tục cần làm liên quan đến việc thay đổi tên kỷ nguyên.

Ở tỉnh Saitama, có khoảng ¥860,000 đã bị rút ra từ tài khoản ngân hàng của một người ở độ tuổi 70 vào tháng 2. Được biết, bà đã nhận được một cuộc gọi từ một người lạ mặt nói với bà rằng bà phải gia hạn thẻ ngân hàng của mình theo kỷ nguyên mới để có thể được hoàn lại tiền trong tài khoản. Sau đó, bà đã trao 2 thẻ ATM của mình cho một người đàn ông tự nhận là nhân viên ngân hàng mà không hề nghi ngờ gì.

Theo Trung tâm các vấn đề tiêu dùng quốc gia Nhật Bản, nhiều người tiêu dùng đang tìm kiếm những lời hướng dẫn liên quan đến những điều người dân phải làm liên quan đến việc thay đổi tên niên hiệu triều đại. Và phần lớn những người rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo thường là là những người lớn tuổi từ 60 tuổi.

cac-vu-lua-dao-lien-quan-den-ky-nguyen-reiwa-ngay-mot-tang-nhanh2

Trong một số trường hợp khác, một người dân đã bị dụ dỗ để mua một cuốn sách ảnh có giá đắt của Hoàng gia.

Đối mặt với tình trạng lừa đảo, một quan chức tại trung tâm cho biết điều quan trọng nhất đó chính là tuyệt đối không cung cấp các thông tin chi tiết của mình trong cuộc gọi từ các nhà tiếp thị qua điện thoại. Ngoài ra, các ngân hàng Nhật Bản cũng không bao giờ yêu cầu khách hàng tiến hành gia hạn hay làm mới thẻ vì sự thay đổi của niên hiệu triều đại, vậy nên người tiêu dùng không được phản hồi lại bất cứ một thông báo nào có nội dung như vậy.

Nguồn: Japan Times

Tags:
Mang thai ở Nhật và những điều cần biết

Mang thai ở Nhật và những điều cần biết

Hiện nay số người Việt có ý định lập gia đình và định cư lâu dài tại Nhật ngày càng tăng, cùng với đó, số lượng phụ nữ sang Nhật cùng chồng để sinh sống cũng rất lớn.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất