Sinh viên Nhật bất an khi thu nhập làm thêm giảm do sự lan rộng của virus
Cụ thể có 37,6% sinh viên trả lời rằng công việc làm thêm bị giảm do dịch bệnh lan rộng, 6,7% người do thu nhập giảm nên không thể đảm bảo đủ để đóng học phí và tổng cộng trên 44,3% người đang phải chịu ảnh hưởng kinh tế từ dịch bệnh.
Yoneda, một sinh viên 22 tuổi đang theo học tại đại học của thành phố Yokohama cho biết, trước kia cậu sinh hoạt bằng 5 man từ bố mẹ gửi và 7 man từ việc làm thêm nhưng từ tháng 2 cho tới đây, việc làm tại quán nhậu nơi cậu làm thêm giảm hẳn nên thu nhập của cậu chỉ còn 2 man là tiền trợ cấp tại nơi làm thêm và hiện tại, mỗi ngày cậu phải ăn mì ăn liền, đồ hộp vì chỉ đủ chi 500 yên cho tiền ăn một ngày. Ngoài ra, trước kia Yoneda còn có dự định học lên cao học vào năm tới, tuy nhiên, cậu cho biết đang rất bất an vì nếu học tiếp lên cao học thì ngay cả học phí cũng không trả được còn nếu chọn đi làm trong lúc kinh tế đang khó khăn và dịch bệnh như vậy thì không biết xin việc như thế nào.
Được biết, những năm gần đây cuộc sống của các sinh viên đại học càng khó khăn hơn khi mà thu nhập bình quân của các hộ gia đình thì liên tục giảm trong khi học phí lại liên tục tăng.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, thu nhập bình quân của mỗi hộ gia đình Nhật Bản vào năm 1989 là 5,67 triệu yên nhưng đến năm 2017, con số đó chỉ còn là 5,516 triệu yên, giảm 15 vạn yên. Mặt khác, nếu mức học phí tại các trường đại học công lập vào năm 1989 là 33,96 vạn yên thì đến năm 2017 đã lên tới 53,58 vạn yên, tăng khoảng 20 vạn yên. Còn với các trường đại học tư thục, mức học phí năm 1989 là 57,0584 vạn yên, đến năm 2017 con số đó là 90, 4146 vạn yên, tăng khoảng 30 vạn yên.
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ cho biết dự kiến mức học phí sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, nguyên nhân chủ yếu là do các chi phí của việc đưa vào sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông như máy tính cá nhân,..để cải thiện môi trường học tập cũng đều tăng giá.
Theo khảo sát với đối tượng là 8700 sinh viên cho thấy hơn một nửa trong số họ dựa vào tiền làm thêm để trang trải cho chi phí sinh hoạt và học phí.
Theo luật sư Shoichi Ibusuki, một người tường tận về vấn đề lao động bán thời gian, hiện nay rất nhiều sinh viên đang sống phụ thuộc vào tiền làm thêm, nhiều người thậm chí không thể duy trì việc tiếp tục theo học nếu thiếu việc làm thêm, vì thế việc trao tiền trợ cấp việc làm thêm cho họ là rất quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều công ty chưa biết cách phát huy “ Chế độ trợ cấp tiền làm thêm” (助成金制度) này hay dù có biết đến nhưng vì thủ tục phức tạp nên không làm, kết quả là rất nhiều trường hợp sinh viên không được nhận tiền bồi hoàn. Ngoài ra, các nhà hàng ăn uống thường phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên làm thêm nên việc bảo vệ cuộc sống của các nhân viên đó là vô cùng quan trọng. Từ những lý do trên ông cho rằng các công ty, các cơ sở có nhân viên làm thêm nên xem xét, sử dụng chế độ này để hỗ trợ cho người lao động.
Tham khảo:
https://news.yahoo.co.jp/byline/konnoharuki/20200411-00172621/
https://www3.nhk.or.jp/news/html/20200412/k10012382731000.html
Theo: isenpai.jp
27.000 người Nhật báo cáo bị sốt liên tục nhiều ngày
Một cuộc khảo sát quốc gia được thực hiện bởi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và ứng dụng truyền thông LINE, về các biện pháp đối phó với coronavirus mới . Kết quả cho thấy 0,11% số người được hỏi trên toàn quốc cho biết họ đã bị sốt trên 4 ngày.