Sau Heisei, Nhật Bản sẽ chọn niên hiệu nào để đặt cho thời đại mới ?

Bạn có biết, mùa hè năm 2018 đã là mùa hè cuối cùng của thời đại Heisei (Bình Thành) ?

Ngày 1/5/2019 sẽ chính thức đánh dấu một trang sử mới trong lịch sử Hoàng gia Nhật nói riêng và cả nước Nhật nói chung. Thiên Hoàng Akihito sẽ thoái vị và thái tử Naruhito sẽ là trở thành vị vua mới.

Cùng với sự thay đổi lớn mang tính bước ngoặt trong Hoàng gia, Nhật Bản sẽ mang một niên hiệu mới thay cho niên hiệu Heisei bây giờ. Và đây cũng là đề tài nóng hổi được cư dân mạng bàn luận xôn xao kể từ lúc Nhật Hoàng Akihito tuyên bố thoái vị.

Nếu là bạn, bạn nghĩ niên hiệu nào sẽ phù hợp với một Nhật Bản trong thời đại mới?

Ảnh: https://twitter.com/5x5_npo/status/969536597996785665

Niên hiệu trong đời sống người Nhật 

Theo Wiki định nghĩa, niên hiệu Nhật Bản là hệ thống hoá thời kỳ lịch sử do Thiên Hoàng Kotoku thiết lập năm 645.  Tiếng Nhật gọi là “元号”(Gengou). Niên hiệu được tính từ năm Thiên Hoàng lên ngôi đến khi thoái vị. Tuy nhiên năm đầu tiên sẽ không đánh số là 1 mà sẽ là 元年(Gannen).

Ví dụ: Năm đầu tiên khi Nhật Hoàng Akihito lên ngôi, niên hiệu là Heisei thì sẽ gọi là 平成元年(Heisei Gannen) hay 昭和64年(Showa 64) →1989.

Đến nay, Chiêu Hoà là niên hiệu dài nhất trong lịch sử Nhật Bản (64 năm) do Thiên Hoàng Hirohito nắm giữ.

Đến nay, dù Nhật Bản đã không còn sử dụng âm lịch trong cuộc sống, nhưng cách viết năm theo niên hiệu thì vẫn còn, nhất là trên các giấy tờ hành chính như bằng lái xe,… Cũng chính vì thế mà ngoài cách viết ngày sinh theo dương lịch. Ví dụ: 18/1/1994

thì người Nhật còn nhớ theo một cách là: Niên hiệu+số năm + tháng +ngày

平成6年1月18日

Bạn có thể tham khảo bảng sau để đối chiếu năm sinh của mình với niên hiệu Nhật Bản nhé.

Ảnh: https://vn.manabillage.com/posts/43

Điều kiện để chọn một niên hiệu

Có 6 điều kiện bắt buộc để lựa chọn một niên hiệu. Đó là:

1.Từ mang ý nghĩa dễ mường tượng

2. Có 2 chữ Kanji

3. Dễ viết

4. Dễ đọc

5. Chưa bao giờ được dùng trong lịch sử

6. Không dung tục

Dự đoán của cộng đồng mạng 

Dựa theo những phụ âm có trong bảng chữ Hiragana, niên hiệu mới chắc chắn bắt đầu bằng 1 trong 9 chữ viết bằng Alphapet sau: K,S,R,H,T,M,N,Y,W. Trong đó, 4 niên hiệu liền rơi vào 4 phụ âm khác nhau:

M(明治-Meiji)、T(大正-Taisho)、S(昭和-Showa)、H(平成-Heisei)

Vậy kết hợp 6 điều kiện bắt buộc và các phụ âm đầu, cộng đồng mạng đã có những suy luận sắc

@Twitter:5x5_npo đã viết hẳn một bảng dự đoán tập hợp ý kiến của nhiều thành viên

Kaisei →開成

Kenan →建安

Kyouan →共安

Koumei→高明

Kouan→光明

A

Ankou→安光

Anmei→安明

Anna→安和

W

Wasei→和成

Wamei→和明

東方(Touhou) – Đông phương cũng không tệ nhưng đơn thuần chỉ là chỉ vị trí địa lý của Nhật Bản thôi sao?

Mong muốn cho chữ 光 (âm on là Hikari, nghĩa: ánh sáng) vào cũng được đa số đồng thuận. Vậy lẽ nào niên hiệu mới sẽ bắt đầu bằng chữ K ?

Thời gian công bố niên hiệu mới 

Theo NHK cho biết, vì lý do tuổi cao sức yếu nên Thiên Hoàng Akihito đã tuyên bố thoái vị trước thời gian và được sự chấp nhận của chính phủ. Ngày thoái vị sẽ là 30/4/2019 và ngày bắt đầu thời đại mới sẽ là 1/5/2019.

Thế nên, tên niên hiệu sẽ được công bố trước đó 1 tháng, nên có thể rơi vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 năm sau.

Cùng với việc thay đổi niên hiệu, nhiều bằng lái xe, giấy tờ có gia hạn thời gian qua Heisei 31 (năm 2019) đang gặp rắc rối vì sẽ không còn niên hiệu đó nữa (như Heisei 32, Heisei 33…) .

Còn rất nhiều tồn đọng và khó khăng xung quanh việc thay đổi Thiên Hoàng cũng như niên hiệu, nhưng dẫu sao mong rằng một thời đại mới, niên hiệu mới sẽ thổi làn gió trẻ trung, đầy sức sống hơn góp phần thúc đẩy sự thịnh vượng về mọi mặt cho xứ sở Mặt Trời mọc.

**Bonus

Ngoài ra có một giai thoại khá vui về cái tên Heisei.

Ở tỉnh Kumamoto có một nhà ga có tên Heisei.

Ảnh: Twitter @nnnha

Thế là từ khi câu hỏi:

“へいせいの次は何?” → Sau (niên hiệu) Heisei sẽ là (niên hiệu) gì ? 

được quan tâm thì người dân Kumamoto luôn trả lời vui là:

上りだったら熊本けど、下りだったら南熊本だよ!

Nếu đi lên thì là Kumamoto, còn đi xuống thì là Minami Kumamoto. 

(*Vì tiếng Nhật trên nói tắt nên người Kumamoto có thể hiểu nhầm Heisei là tên ga chứ không phải tên niên hiệu)

Theo: japo.vn

Tags:
Hành trình 1.015 bước chân tới ngôi đền đẹp bậc nhất Nhật

Hành trình 1.015 bước chân tới ngôi đền đẹp bậc nhất Nhật

Khi biết phải leo lên cao cả nghìn bước để đến đền Yamadera, phản ứng ngay lúc đó của Karla Cripps là sự tuyệt vọng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất