Quán cơm gà hơn 250 năm tuổi ở Tokyo Nhật Bản, thực khách xếp hàng dài hàng trăm mét
Nhà hàng Tamahide ra đời vào năm 1760 ở Ningyocho – một khu phố cổ có từ thời Edo, nằm giữa thành phố Tokyo nhộn nhịp, sôi động.
Trải qua hơn 250 năm lịch sử, cho đến nay Tamahide vẫn giữ được sức hút riêng và mỗi ngày đều có một lượng khách cực lớn đứng xếp hàng dài để chờ được thưởng thức món ăn Oyakodon nổi tiếng của nhà hàng.
Món ăn có sức hút đặc biệt với người dân địa phương và cả các du khách quốc tế này kỳ thực là bát cơm trắng được phủ đầy một lớp trứng và thịt gà. Cái tên Oyakodon được tạo ra rất đơn giản từ cách ghép chữ “oya” nghĩa là bố mẹ với “ko” nghĩa là con cái, nó biểu thị cho thịt gà và trứng được trộn lẫn với nhau trong cùng một bát cơm.
Có vẻ khá khác cơm gà VN nhỉ
Oyakodon ra đời vào năm 1891, dưới sự sáng tạo của Hideyoshi Yamada – truyền nhân đời thứ 5 của nhà hàng Tamahide.
Tuy chỉ được chế biến tối giản từ cơm, trứng, thịt gà cùng một loại sốt gia truyền đặc biệt, gọi là shamo, nhưng Oyakodon vẫn đủ sức chinh phục những vị khách khó tính nhất nhờ cách chế biến tinh tế và chất lượng trong từng nguyên liệu.
Hiện ở Nhật Bản có rất nhiều nhà hàng phục vụ món ăn này, nhưng Oyakodon của Tamahide vẫn được coi là công thức chuẩn mực và hấp dẫn nhất, đồng thời cũng là món ăn mà người dân Tokyo và bất cứ du khách nào đặt chân đến đây cũng nên nếm thử một lần.
Chính vì những lý do kể trên, nhà hàng 3 tầng kiểu truyền thống với chiếu tatami (trong đó bao gồm 2 tầng tiếp khách và 1 tầng bếp) luôn ở trong tình trạng quá tải. Nếu may mắn, thực khách sẽ chỉ phải đợi khoảng nửa tiếng, còn không thì việc đợi 1-2 tiếng đồng hồ là chuyện quá bình thường.
Để có thể thưởng thức món ăn nổi tiếng này thực khách phải xếp hàng dài cả trăm mét
Tuy nhiên, nhà hàng chỉ mở cửa từ 11h30′ cho đến khoảng 13h30′ hàng ngày, thế nên cũng có không ít trường hợp thực khách phải chờ xếp hàng đến chùn cả chân mà vẫn không được thưởng thức món ăn “đặc sản” có tuổi thọ lớn hơn tất cả mọi khách hàng ấy.
Từ khi ra đời cho đến nay, Oyakodon ở Tamahide không có quá nhiều thay đổi với công thức nấu nướng được truyền từ đời này sang đời khác. Cách chế biến món ăn tinh tế với những nguyên liệu chất lượng luôn là niềm tự hào của Tamahide.
Cho dù đã trải qua 7-8 đời đầu bếp, nhưng những người thừa kễ vẫn giữ được tinh thần cốt lõi của món ăn. Thịt gà ở Tamahide được được bảo quản trong tủ lạnh riêng và được thái theo kỹ thuật truyền thống từ thời Edo (thế kỷ 18). Trứng cũng được để trong tủ lạnh riêng biệt và luôn phải tươi mới, đảm bảo chỉ sử dụng trong ngày, sau đó được chế biến để đạt đến độ sánh hoàn hảo.
Không có hành lá hay hành tây như Oyakodon ở nơi khác, nhưng Oyakodon của Tamahide vẫn thoả mãn được cả thị giác lẫn vị giác của các thực khách. Khi xắn một thìa cơm, người ta sẽ nhanh chóng cảm nhận được vị ngọt tự nhiên của gạo, vị bùi của trứng vừa chín tới, cùng độ mềm hoàn hảo của những miếng thịt gà.
Konosuke Yamada – chủ nhân đời thứ 8 của hàng gà Tamahide – đã thuần thục công thức nấu Oyakodon từ khi còn là một đứa trẻ. Ông hiểu rằng Tamahide là một di sản do tổ tiên để lại, mà bản thân ông có trách nhiệm phải kế thừa và phát triển.
Ông Konosuke tiết lộ, sở dĩ Oyakodon của Tamahide đặc biệt là bởi vì tinh thần của dòng họ Yamada đều được truyền tải vào trong đó. Có lẽ niềm tự hào gia tộc và mong muốn giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp chính là bí quyết giúp cho Tamahide tồn tại bền vững suốt hơn 250 năm qua.
Chủ nhân của Tamahide không hề có ý định quảng cáo rầm rộ hay mở rộng quy mô kinh doanh để tăng thêm lợi nhuận. Bởi đối với ông Konosuke, điều quan trọng nhất là truyền lại được cảm hứng của mình cho các thế hệ con cháu. Đồng thời, ông cũng hy vọng nhà hàng của gia đình mình sẽ còn tồn tại thật lâu hơn nữa, ít nhất là trong vòng 100-200 năm tới.
Oyakodon của Tamahide có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các thực khách.
Oyakodon của Tamahide có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các thực khách.
Nếu may mắn, bạn sẽ chỉ phải đợi trong vòng nửa tiếng.
Có rất nhiều người phải xếp hàng chờ suốt 1-2 tiếng đồng hồ mới được thưởng thức Oyakodon chính hiệu ở Tamahide.
Hàng loạt DHS Việt ở Tokyo và Osaka bị Cục quản lý Nhật Bản gọi điện thoại kiểm tra và kết quả là…
Dạo quanh các diễn đàn, cộng đồng của các bạn du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản (Cộng đồng Việt Nhật ( VietnamJapan community ), Cộng Đồng Du Học Việt Nhật),… đều tỏ ra hoang mang và lo lắng khi Cục (Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản) check thông tin du học sinh và người bảo lãnh tại thời điểm này.