Ôпg lão báп cɑfe dạo, пuôi 2 coп du ɦọc Mỹ: Tự bỏ ɫiềп ɫúi, ɫặпg ɦoɑ cài пgực пgày Vu Lɑп
Những ai kém may mắn sẽ nghẹn ngào cài một bông hoa trắng, như tưởng nhớ về nỗi mất mát lớn nhất trong đời.
Hoa cài ngực áo trong ngày Vu Lan. (Ảnh Internet)
Nói điều này bởi sáng nay ở góc phố nhỏ ở Sài Gòn, người đàn ông có vẻ ngoài khắc khổ, bán cafe dạo mỗi ngày “khuyến mãi” thêm một bông hồng cài áo cho khách đến mua. Hành động tưởng chừng nhỏ nhặt này của ông đã lay động cảm xúc của bao người, khiến họ bất chợt rưng rưng nghĩ về Cha Mẹ giữa bộn bề quay cuồng. Người đàn ông có ý tưởng đặc biệt này hóa ra không ai xa lạ, đó là ông Võ Thành Long (74 tuổi, ngụ quận 7) từng được nhiều người trầm trồ ngưỡng mộ khi nuôi 2 con gái du học thành tài ở Mỹ.
Ông lão bán cafe dạo tự bỏ tiền túi, mua hoa tặng người qua đường. (Ảnh Internet)
Nay đã là năm thứ 3 ông Long tặng hoa hồng cài áo cho khách trong ngày lễ Vu Lan. Chia sẻ về ý tưởng này, ông cho biết cũng chỉ đơn giản như một lời nhắc nhở những bạn trẻ sống chậm lại trong 1 ngày đặc biệt này, nhớ về Cha Mẹ và dành cho họ những yêu thương, quan tâm. Còn những ai kém may cũng phần nào có dịp bộc bạch nỗi buồn, tự nhủ bản thân làm những việc có ý nghĩa cho đời, nghĩ đến công lao của mẹ cha và làm những việc thiện nguyện.
“Tôi nhận ra lứa trẻ bây giờ lo làm ăn nhiều, đôi lúc bị cuốn vào vòng xoay tất bật của cuộc đời mà quên đi ơn đức sinh thành, nên tôi nghĩ ra việc tặng hoa này. Ai còn mẹ thì nhận bông màu đỏ, như lời nhắc nhở rằng mình rất may mắn. Còn ai thiệt thòi hơn phải nhận bông trắng…”, người đàn ông bán cafe dạo bỏ lửng câu nói. Trên ngực của mình, ông lặng lẽ cài một bông hoa trắng từ lúc nào. Có lẽ chỉ những người không còn diễm phúc cài hoa đỏ mới thấu hiểu nỗi đau mồ côi lớn lao đến nhường nào.
Ở đời, đâu đó vẫn còn cảnh lọc lừa tính toán với nhau nhưng vẫn còn những người lặng lẽ góp chút niềm vui cho đời. Ho làm việc ý nghĩa bởi đơn giản cho đi là nhận lại niềm vui và cảm thấy tâm hồn bình an. Cứ vào dịp lễ ý nghĩa này, người đàn ông bán cafe dạo lặn lội vào chợ, mua mỗi bịch 40 bông với giá 50 nghìn đồng. Tự bỏ tiền túi mua rồi tặng miễn phí cho người qua đường, mỗi bông hoa từ người đàn ông này góp phần giúp Sài Gòn sáng nay phủ đỏ những bông hồng trước ngực.
Niềm vui cài lên ngực bông hoa đỏ. (Ảnh Internet).
Một câu chuyện đầy nhân văn khác trong buổi sáng ngày lễ là một anh xe ôm cứ tần ngần bên xe cafe của ông Long. Lúc lâu, người này mới cất tiếng: “Mẹ vẫn còn sống nhưng đã bỏ đi thì cài bông màu gì…”. Có lẽ chẳng ai mong muốn tình cảnh này với mình, ông Long cũng thấu hiểu nhưng cũng động viên người lái xe: “Miễn mẹ còn sống là cài bông đỏ”. Việc cài lên ngực nhánh bông màu gì là niềm tự hào của những người con, dù cha mẹ có ở bên hay đã cách biệt thì được đính một bông đỏ lên ngực là để nhắc nhở về cội nguồn, về công dưỡng dục 9 tháng 10 ngày của đấng sinh thành.
Ông Long cũng vui vẻ cho biết, bông màu trắng vẫn còn khá nhiều, chỉ có 2 đứa nhỏ đến cài, trong khi lọ hoa đỏ chỉ còn vài bông. Hạnh phúc vì nhiều người vẫn còn mẹ bên cạnh, còn được ngắm nhìn, lắng nghe tiếng mẹ và sống trong tình yêu thương vô bờ.
2 con gái của ông Long đều đã thành tài, sống và làm việc tại Mỹ. (Ảnh Internet)
Bất chợt giữa Sài Gòn vẫn nóng, vẫn kẹt xe, vẫn hối hả người, ngày lễ Vu Lan là dịp để mọi người sống chậm lại, yêu thương và báo đáp cha mẹ nhiều hơn. Đừng chỉ nghĩ và giữ trong tâm trí, hãy hành động thiết thực vì mỗi ngày trôi qua là chúng ta càng dễ xa mẹ thêm một chút. Yêu thương, hành động và chia sẻ những hành động nhân văn đến cha mẹ, mọi người xung quanh để thấy tâm hồn nhẹ nhàng, vui vẻ và sống trọn với đạo hiếu của người làm con.
Đặc biệt, đừng chia sẻ những dòng yêu thương cha mẹ qua mạng xã hội vì họ chẳng hề hay biết. Thay vào đó, hãy hành động thiết thực như gọi điện hay chạy về ăn với cha mẹ bữa cơm đơn giản nhưng ấm áp tình thân. Những ai may mắn còn cha mẹ đủ đầy trong ngày hôm nay hãy cài lên ngực một bông hồng đỏ, vừa tự hào vừa tự nhắc bản thân phải quan tâm đấng sinh thành nhiều hơn. Những ai cài hoa trắng cũng đừng vội buồn, hãy tự nhắc bản thân sống có ý nghĩa bởi đó cũng là một cách báo đáp công sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha.
Người xưa đã có câu “bách thiện hiếu vi tiên” với ý nghĩa trăm điều thiện thì chữ hiếu đứng đầu. Hiếu kính cha mẹ đã trở thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp từ ngàn xưa đến nay, luôn được mọi người coi trọng và ca tụng. Nhìn lại quá khứ, đã có biết bao câu chuyện đề cao chữ Hiếu của người con dành cho đấng sinh thành. Câu chuyện “Quạt nồng ấp lạnh” cũng đã khiến bao người xúc động vì ý nghĩa nhân văn của nó. Sách "Nhị thập tứ hiếu" đời nhà Nguyên đã kể lại câu chuyện đời Hậu Hán có đứa trẻ lên 9 tên là Hoàng Hương.
Vì mẹ mất quá sớm, Hoàng Hương ở với cha và một lòng hiếu nghĩa. Vào mùa hạ, thời tiết về đêm nóng nực oi bức nên Hoàng Hương thường xuyên quạt màn chiếu, chăn đệm cho thoáng mát trước khi cha ngủ. Đến mùa đông tiết trời lạnh lẽo, Hoàng Hương vào giường cha nằm lăn qua trở lại rất lâu trước khi cha đi ngủ để mền chiếu ấm hơi người cho cha già được ngon giấc.
Trong lịch sử triều Nguyễn, tấm gương hiếu hạnh được nhắc nhiều là vua Tự Đức - người có hiếu với mẹ bậc nhất trong 13 vị Hoàng đế triều Nguyễn. Trải qua 36 năm trị vì, Tự Đức lúc nào cũng dành ngày chẵn vào cung để vấn an sức khỏe mẹ đồng thời nghe lời truyền bảo của mẹ. Nếu có điều gì quan trọng đáng lưu tâm, ông ghi vào quyển sổ tùy thân để nghiền ngẫm. Đó là, quyển sổ từ huấn lục – quyển sổ chép lời mẹ dạy. Không vì làm vua trị vì một nước mà ông lơ là bổn phận, trách nhiệm của người làm con với bậc sinh thành.
Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, hiếu nghĩa vẫn là nét đẹp của đạo lý làm người, nó không phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện sống mà do ý thức của con người quyết định, đừng viện cớ bận bịu để quên mất bổn phận người làm con với cha mẹ.