Ở tuổi 34, cô gái này đã trở thành “nữ hoàng khởi nghiệp” của Nhật Bản.
Một người làm sale, họa sĩ truyện tranh manga, làm việc tại Facebook,.. Akiko Naka đã từ bỏ tất cả sự nghiệp đang phát triển của mình để thành lập một công ty riêng, mạng xã hội tuyển dụng “Wantedly Inc.” vào năm ngoái, trở thành một trong những người phụ nữ trẻ nhất đứng đầu một công ty niêm yết của Nhật Bản.
Chân dung của Akiko Naka – người được mệnh danh là “Nữ hoàng khởi nghiệp” của Nhật Bản ở độ tuổi 34.
Naka được xem như một trong những người đi đầu trong thế hệ trẻ Nhật Bản, những người lựa chọn bỏ qua con đường sự nghiệp được cho là tiêu chuẩn tại Nhật – tốt nghiệp từ một trường đại học hàng đầu, bắt đầu sự nghiệp tại một công ty lớn. Thay vào đó, cô vượt qua mọi khuôn mẫu của một nhân viên tiêu chuẩn, tự dấn thân một mình, khai thác sức mạnh của truyền thông cũng như những kinh nghiệm quá khứ để tạo ra cho mình một lối đi riêng.
“Tất cả mọi thất bại của tôi đều là một cơ hội khác để học tập”
Naka tốt nghiệp đại học Kyoto vào năm 2008. Trong suốt thời gian học tại trường đại học danh tiếng này, cô đã tạo nên một tờ báo trường miễn phí quảng cáo cho các cửa hàng và nhà hàng địa phương. Cô cũng đã góp phần tạo nên một cuộc thi sắc đẹp ở trường.
Ngay từ lúc còn bé, Naka cũng được bố mẹ cô, những người cũng đã được giáo dục tốt, khuyến khích là “sáng tạo” làm ra mọi thứ, thay vì chỉ cắm cúi suốt ngày vào trò chơi điện tử.
Kana bắt đầu sự nghiệp của mình vào tháng 4/2008 tại Goldman Sachs, với công việc là bán cổ phần cho các nhà đầu tư. Sau 2 năm, cô quyết định nghỉ việc chỉ vì không thể thấy bản thân làm việc trong lĩnh vực này thêm 10 năm nữa.
Sau đó, cô dành khoảng 6 tháng theo đuổi ước mơ trở thành một họa sĩ manga chuyên nghiệp, nhưng rồi cũng nhanh chóng nhận ra đó không phải là công việc phù hợp với mình. “Đây không phải là công việc chỉ dành cho việc vẽ giỏi mà còn là vô vàn những kĩ năng khác: sáng tạo các câu chuyện, tạo nên nhân vật và gửi gắm ý nghĩa”.
Sau một cuộc gặp gỡ với người quản lý Facebook tại Nhật Bản, Naka lại tiếp tục phiêu lưu vào hành trình của trang mạng xã hội phổ biến nhất thế giới này, vào tháng 7/2010. Nhưng lại chỉ sau vài tháng, cô đã bỏ việc và thành lập lên trang mạng xã hội việc làm cho riêng mình, Wanted. Ban đầu, nó chỉ là một trang web hỏi đáp trực tuyến.
Một mạng xã hội việc làm phù hợp hơn cả LinkedIn!
Dự án khởi nghiệp của Naka, Wantedly, được xem như LinkedIn của người Nhật, là một cổng thông tin trực tuyến liên kết các hồ sơ của các ứng viên tìm việc với các nhà tuyển dụng. Nền tảng sẽ kết nối các những người dùng và các công ty có chung động cơ và mục tiêu việc làm, đồng thời hạn chế những đối tượng đăng tuyển công việc đề cập đến mức lương hay đãi ngộ.
Mục đích của Wantedly là giúp những người tìm việc tìm thấy những giá trị tinh thần và đam mê trong công việc. Các công ty cũng tìm được người phù hợp với vị trí đang cần và gắn bó lâu dài.
Wantedly đã được niêm yết trên thị trường của Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo dành cho các công ty khởi nghiệp vào tháng 9 năm ngoái. Sau khi tăng lên mức cao trong tháng 10, giá cổ phiếu đã giảm dần nhưng vẫn đạt giá giao dịch cao hơn gấp đôi giá chào bán ban đầu, với giá trị thị trường là 24,8 tỷ yen (221 triệu USD).
“Linkedin đã là câu chuyện của 2 thập kỉ trước rồi. Nó được tạo ra trong thời kì của những hồ sơ bằng giấy, với những công việc phù hợp với mức lương và kĩ năng”. “Những gì Wantedly muốn là lựa chọn được những ứng viên phù hợp thật sự với định hướng của công ty, những gì họ đang làm để cả người tuyển dụng và nhân viên có thể phối hợp và cùng nhau có lợi”.
Naka đang cân nhắc mở rộng thị trường hoạt động của Wantedly sang các nước nói tiếng Anh ở châu Á và châu Đại Dương.
Hiện tại Wantedly đã có tới hơn 2,4 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, với hơn 29000 công ty đăng kí sử dụng dịch vụ tính đến tháng 10. Naka mong muốn tăng số người dùng hoạt động hàng tháng lên tới khoảng 10 triệu người trong khoảng 10 năm nữa.
Nguồn: Japan Times
C.ưỡng đ.oạt tiền lương thực tập sinh Việt Nam để làm thành “Tiền ch.ống tr.ốn” – một ông giám đốc nhà máy đã bị điều tra về v.i ph.ạm luật lao động
Cưỡn.g đo.ạt tiền lương thực tập sinh Việt Nam để làm thành “Tiền chống trốn” – một ông giám đốc nhà máy đã bị đ.iều tra về vi phạm luật lao động.