Nữ doɑпɦ пɦâп bị giuп пão dù ăп uốпg sạcɦ, cɦuyêп giɑ cảпɦ báo пɦặɫ rɑu cũпg có ɫɦể пɦiễɱ
Bất ngờ khi xét nghiệm dương tính với giun lươn não
Sau quá trình lấy máu xét nghiệm, chị Hoàng Thị Hồng Hạnh - một nữ doanh nhân ở Cầu Giấy (Hà Nội) vô cùng bất ngờ khi kết quả cho dương tính với một số loại giun sán, thậm chí có loại giun chị mới được nghe tên lần đầu.
Chị Hạnh cho biết trước đó chị chỉ có biểu hiện đau thượng vị, ngoài ra không có bất kỳ một biểu hiện nào khác. Tuy nhiên, do có một người bạn mới đi xét nghiệm về phát hiện nhiễm ký sinh trùng nên chị cũng tự đi xét nghiệm.
Nữ doanh nhân này còn vô cùng cẩn thận khi tìm đến với GS Nguyễn Văn Đề, chuyên gia đầu ngành về ký sinh trùng, nguyên là Trưởng bộ môn ký sinh (Trường Đại học Y Hà Nội) để xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm của người phụ nữ này cho thấy, ngoài dương tính với giun thông thường như giun móc/mỏ, chị còn dương tính với giun lươn ở ruột và não.
Kết quả xét nghiệm khiến chị Hạnh không khỏi bất ngờ. Ảnh: NVCC.
Theo chia sẻ của chị Hạnh, bản thân chị chưa nghe và không hề biết tới giun lươn, hơn nữa lại bị ấu trùng lên não nên vô cùng lo lắng. Sau khi được GS Nguyễn Văn Đề tư vấn chị Hạnh đã yên tâm hơn và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Cũng giống như chị Hạnh, chị Bùi Thị Minh Hoa (Hà Nội) sau khi xét nghiệm cũng bị nhiễm 3/10 loại giun sán, còn chồng chị nhiễm 4/10 loại giun sán khiến gia đình vô cùng lo lắng.
“Hàng năm gia đình thực hiện tẩy giun định kỳ 2 lần theo đúng khuyến cáo, bản thân tôi nghĩ vậy là đủ. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy vì có loại ký sinh trùng thuốc tẩy giun không xử lý được”, chị Hoa chia sẻ.
Sau khi có kết quả xét nghiệm chị Hoa và chồng phải điều trị mất nhiều thời gian, thậm chí thời gian đầu còn phải dùng cả kháng sinh liều cao để điều trị. Theo chia sẻ của chị Hoa, gia đình chị hay ăn rau sống, còn hải sản thỉnh thoảng mới ăn. Tuy nhiên, chồng chị hay đi du lịch và thường xuyên ăn hàu, ăn cá hồi, gỏi cá. Chính vì vậy nên bản thân hai vợ chồng cũng không biết bị lây từ nguồn nào.
Không ít trường hợp bị ấu trùng giun lươn bò lồm ngồm dưới da.
“Sau khi nghe bác sĩ chia sẻ, có những loại giun sán tôi chưa nghe đến bao giờ, ví dụ như ấu trùng giun lươn. Sau khi nghe bác sĩ tư vấn mới thấy giun sán rất nguy hiểm chứ không đơn giản là uống thuốc giun là hết. Để tránh được hoàn toàn là rất khó, vì vậy nên đi khám định kỳ 1 năm 2 lần và nếu mắc giun sán nên uống thuốc theo chỉ định bác sĩ”, chị Hoa chia sẻ.
Nhặt rau, tiếp xúc với đất cũng có thể bị nhiễm giun sán
GS Nguyễn Văn Đề cho biết, thực tế qua quá trình chữa bệnh, rất nhiều người không hề biết đến giun lươn, người dân chỉ biết một số loại giun cơ bản và thường nghĩ tẩy giun sẽ hết. Tuy nhiên, một số loại ký sinh trùng như sán, ấu trùng giun, sán phải điều trị lâu dài mới có thể khỏi được.
Riêng đối với trường hợp dương tính với giun lươn não như đã nói trên, GS Đề cho biết đó là loại giun chuyên ký sinh ở não có tên là Angiosrongylus cantonensis. Khi loại giun này ký sinh ở não có thể gây viêm não, màng não, gây hội chứng màng não tăng bạch cầu ái toan, có bệnh nhân tiến triển nặng như hôn mê, co giật..., nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Ngoài loại giun lươn ký sinh trên não, còn một loại có tên Strongyloides stercoralis ký sinh ở ruột. Đây là loại giun thường ký sinh ở ruột non người, có thể chui vào niêm mạc ruột, gây ra những tổn thương niêm mạc ruột, tá tràng, làm rối loạn tiêu hóa hoặc gây tình trạng viêm ruột mãn tính.
Ngoài ra, có một số trường hợp giun lươn còn có thể chui lên phổi, ký sinh dưới da gây nên những biến chứng khó lường. Theo vị chuyên gia này, có trường hợp nặng do giun lươn tự sinh sản thêm trong ruột, gây viêm toàn bộ ruột và tử vong.
Theo giáo sư Đề, giun lươn có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhặt rau, tiếp xúc với đất...
Về con đường xâm nhập vào cơ thể con người, GS Đề cho biết các ấu trùng giun lươn có thể chui dưới da qua tiếp xúc với đất, đặc biệt là những người thường xuyên đi chân đất, có vết xước ngoài da…
Thậm chí, có trường hợp nhặt rau mà loại rau đó nhiễm ấu trùng giun lươn cũng có thể bị lây nhiễm qua những vết xước ngoài da. Khi vào cơ thể, ấu trùng đó vào máu “chu du” khắp các bộ phận trên cơ thể, rồi xuống ruột phát triển thành giun trưởng thành, sau đó sinh sản, đẻ trứng trong ruột.
Ngoài việc ký sinh và tự sinh sản lâu năm trong cơ thể con người gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, giun lươn khi chui qua da vào cơ thể có thể mang theo các mầm bệnh từ môi trường như vi khuẩn, nấm vào máu và gây nhiễm trùng.
Để phòng bệnh, người dân khi tiếp xúc với đất như trồng rau, trồng cây nên dùng đồ bảo hộ lao động.
Để phòng giun lươn, người dân cần kiểm tra và xét nghiệm định kỳ hàng năm, ngoài ra phải luôn giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, đi giày dép, mang găng tay khi tiếp xúc với đất… “Khi nhiễm giun lươn thường dấu hiệu rất âm thầm, thậm chí không có biểu hiện vì thế nên đi xét nghiệm kiểm tra định kỳ để có thể phát hiện sớm nhất”, GS Đề khuyến cáo.
Với các loại giun sán khác, GS Đề khuyên mọi người cần từ bỏ thói quen ăn tái, sống, đặc biệt là các món tiết canh, gỏi cá, nem chạo. Ngoài ra, với các loại rau cần rửa sạch, nấu chín. Với các gia đình nuôi chó mèo cần tẩy giun thường xuyên để tránh nhiễm giun sán từ chó mèo lây sang.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Bé 10 пgày ɫuổi ɫử voпg vì ɱậɫ oпg: Cảпɦ báo 5 ɫrườпg ɦợρ cẩп ɫrọпg kɦi dùпg sảп ρɦẩɱ пày
Trẻ dưới 1 ɫuổi là ɱộɫ ɫroпg пɦữпg đối ɫượпg kɦôпg пêп dùпg ɱậɫ oпg.