NSƯT Kim Tử Long: Bán bánh in kiếm sống, bị bố đánh đòn vì trốn học đi hát
Trong chương trình Gõ cửa nhà sao, Hoàng Rapper có dịp ghé thăm nhà của NSƯT Kim Tử Long tại Bình Chánh (TP.HCM).
NSƯT Kim Tử Long chia sẻ trong chương trình Gõ cửa nhà sao
Trong chương trình, NSƯT Kim Tử Long hiếm hoi chia sẻ về tuổi thơ và sự nghiệp ca hát. Anh cho biết, năm anh học lớp 10, anh thường qua nhà của em trai NSND Minh Vương chơi, nghe các em trai của Minh Vương hát vọng cổ quá hay nên anh bắt đầu yêu thích, dù trước đó chưa biết cải lương là gì.
Sau những lần đi xem NSND Minh Vương hát ở rạp Lao Động, anh “ghiền” luôn cải lương. Những câu vọng cổ đầu tiên của anh cũng là do em trai của NSND Minh Vương chỉ dạy.
Cũng vì quá mê hát nên Kim Tử Long thường xuyên trốn học để đi hát đám tiệc. “Mặc dù lúc đó chỉ ăn được tô phở thôi nhưng tôi thích lắm, toàn trốn học đi hát không. Khi nghe có tiệc là tôi giả vờ đi học, xong mang theo đồ để hát. Một thời gian sau cô giáo mới nói chuyện với gia đình và ba tôi đánh quá trời”, nam nghệ sĩ gạo cội tâm sự.
Kim Tử Long cho biết, ba của anh là người miền Bắc, ông không thích cải lương nên cực lực phản đối việc con trai mê hát bỏ học. Để ba vui lòng, anh đi học trở lại, nhưng trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến ca hát.
Kim Tử Long thời trẻ
Không còn “học lỏm” từ em trai của NSND Minh Vương nữa, anh lén ba mẹ đi học hát cải lương ở nhà thầy Út Trong – người thầy của rất nhiều nghệ sĩ tài danh như: Út Bạch Lan, Thanh Nga, Hữu Phước, Thanh Thanh Tâm, Ngọc Huyền, Tài Linh…
Mặc dù gia đình thuộc hàng khá giả, nhưng do học lén nên Kim Tử Long đã nghĩ ra việc đi bán bánh in để có tiền đóng học phí.
“Mỗi mâm bánh có giá vốn là 10.000 đồng, nếu bán hết thì tôi lời được 10.000 đồng. Tuy nhiên, “công việc kinh doanh” của tôi không được suôn sẻ lắm.
Trong một lần bưng bánh đi bán ngang cầu chữ Y (TP HCM – PV), ngay lúc trời chuyển mưa, để bánh không bị ướt, tôi đội bánh chạy thật nhanh. Một cơn gió thổi qua, mâm bánh bay hết xuống sông. Kết quả là tôi mất luôn cả vốn”, nam nghệ sĩ nhớ lại.
Sau lần kinh doanh thất bại này, anh lại bị ba phát hiện. Ông hỏi một lần nữa là giữa việc học và hát, anh chọn cái nào.
Anh vẫn kiên định chọn hát. Trước sự kiên định của Kim Tử Long, ông đã đồng ý cho anh thi vào trường Đào tạo diễn viên Nhà hát Trần Hữu Trang khóa 2, cùng khóa với Thoại Mỹ, Ngọc Huyền, Quang Châu, Tô Châu… Trong gần 1.000 thí sinh, anh lại đậu với điểm cao nhất.
Kim Tử Long trên sân khấu cải lương
Khi được hỏi về điều tiếc nuối nhất trong cuộc đời nghệ thuật, Kim Tử Long nói anh chưa xây dựng được một sân khấu riêng cho mình.
Nam nghệ sĩ bộc bạch thêm: “Tôi mong nếu mình có kinh tế tốt, tôi sẽ thuê một mặt bằng để xây dựng nhà hát riêng dành cho cải lương. Tôi sẽ tự làm tác phẩm hoặc có được sự cộng tác của các sân khấu hóa. Quan trọng là nơi đó phải phục vụ cho cải lương”.
Lần đầu tiên có nữ du học sinh Việt tốt nghiệp thủ khoa ngành Dược một trường Đại học lớn tại Mỹ
“Mình sẽ ở Mỹ làm thêm 5 năm, sau đó liên lạc với một số trường ĐH ở quê hương nếu được mình cũng muốn về giảng dạy. Mình rất muốn góp phần cải thiện về việc quản lý và sử dụng th.uốc ở Việt Nam”, Hồng Ngọc tâm sự