Những trò chơi mùa Tết ở Nhật
Đây là một trong những trò chơi cùng với Geisha của vùng Tosa, Nhật Bản. Vừa hát vừa xoay con quay, khi con quay dừng lại, mặt con quay sẽ hiện ra hình vẽ của 1 trong 3 chiếc chung uống rượu mà người ngồi ngay hướng đầu con quay chỉ vào phải uống. Chiếc chung Tengu là lớn nhất với cái mũi dài khiến bạn không thể đặt chung xuống một khi chưa uống hết. Tiếp theo là chung Hyottoko có khoét lỗ ngay miệng nhân vật. Bạn sẽ phải vừa uống vừa dùng ngón tay bịt lỗ và cũng phải uống cạn một hơi mới có thể đặt chung xuống. Chung Okame là nhỏ nhất và có thể đặt xuống đất. Những ai trúng toàn chung Tengu chắc chắn sẽ say trong chốc lát.
Hanafuda (花札) - Lạc vào họa tiết bài hoa
Đây là loại bài truyền thống của Nhật Bản, đẹp tuyệt vời với họa tiết hoa cỏ, chim muông đặc trưng cho 12 tháng trong năm như Sakura, hoa cúc, lá phong,... được vẽ sống động. Bài gồm 48 lá, mỗi tháng có 4 lá. Ban đầu đây là trò chơi của giới quý tộc, nhưng về sau lan rộng đến lớp thường dân và còn được sử dụng cho cờ bạc. Có nhiều cách chơi với bài hoa, nhưng tiêu biểu là chơi 2 người, gọi là “Koikoi” và chơi 3 người, gọi là “Hanaawase”. Hanafuda đòi hỏi người chơi phải có chiến thuật và trực giác nên nhiều người lớn bị “nghiện” lúc nào không hay.
Omikuji (おみくじ) - Quẻ gieo vận mệnh trong một năm
Bạn có thể rút quẻ tại các Thần điện với 100 yên (cũng có loại 200 yên và 300 yên). Đây là mảnh giấy ghi lời truyền đạt của Thần linh. Bạn rút quẻ khi đi Hatsumoude và quẻ này sẽ tiên đoán vận mệnh cho cả năm tới. Quẻ tốt nhất có ghi “Daikichi” - Đại Cát, quẻ xấu nhất là “Daikyou” - Đại Hung, ở giữa còn chia ra nhiều bậc khác nữa. Phong tục buộc mảnh giấy Omikuji trong khuôn viên đền chùa bắt nguồn từ thời Edo, với mong muốn được Thần linh se duyên. Ngày nay còn có Omikuji dành riêng cho tình duyên và Omikuji viết bằng tiếng Anh.
Có thuyết cho rằng khi rút phải quẻ xấu, nếu bạn buộc Omikuji bằng tay đang mở tờ giấy và tay còn lại, vận mệnh sẽ thay đổi, nhưng cũng có thuyết cho rằng nên đem về nhà để nhắc nhở mình phải cẩn thận. Do đó, buộc lại hay đem về là tùy bạn.
Nguồn: Kilala.vn
Tôi kể bạn nghe về nước Nhật: Saitama - Ấm áp Tết xa nhà
Hôm ấy, như mọi lần, tôi cùng với mọi người tập hợp lại để chuẩn bị những hoạt động mừng xuân. Chỉ còn mấy ngày nữa là Tết rồi. Phải, là Tết, Tết Nguyên Đán cổ truyền của quê hương, chứ không phải chỉ đơn thuần là năm mới. Ở xứ sở anh đào này, người ta không đón Tết, ai nấy vẫn tất tả với công việc thường ngày.