Những quy tắc khi đi thăm bệnh tại Nhật
Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về một số quy tắc đó để tránh phải gặp những tình huống ngượng ngùng không đáng có nhé.
Ảnh: : nurse-riko.net
Thời điểm, thời gian thích hợp thăm bệnh
Thời điểm thích hợp nhất để thăm bệnh là khi bệnh tình của người bệnh bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục. Nên tránh thăm bệnh vào các thời điểm như vừa nhập viện, vừa phẫu thuật hay vừa sinh xong.
Cần liên lạc trước với gia đình người bệnh, xác nhận tình trạng của người bệnh có thích hợp thăm bệnh không rồi quyết định thời gian đi thăm bệnh.
Ở Nhật, giờ khám bệnh và làm các kiểm tra thường vào buổi sáng nên thời gian đi thăm bệnh tốt nhất là sau giờ ăn trưa, vào khoảng 2~3 giờ chiều. Tuy nhiên tùy từng bệnh viện mà có giờ thăm bệnh khác nhau vì thế cần tìm hiểu trước và tuân thủ giờ giấc tại bệnh viện đó.
Thời gian thăm bệnh không nên quá lâu, vì có thể gây mệt mỏi cho người bệnh, một cuộc thăm bệnh không nên kéo dài quá 20 phút.
Nội dung cuộc thăm bệnh
Khi tới thăm bênh để tránh gây ảnh hưởng xấu đến người bệnh, cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không hỏi quá kĩ về tình trạng bệnh
-
- Tránh nói những chuyện liên quan tới công việc
-
- Tránh nói về những thay đổi của người bệnh như “Gầy quá”, “Sắc mặt kém quá”…làm cho họ thấy bất an.
- Nên nói những chuyện mang tính tích cực, những chuyện vui để người bệnh cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn.
Những món quà nên và không nên mang đi thăm bệnh
Ảnh: yononakahaniho.hatenablog
Nên tặng các món đồ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như khăn tắm, tất,..hay các loại mĩ phẩm, khăn ướt, các đồ khô đóng hộp…Tuy nhiên tránh tặng đồ ngủ vì theo người Nhật nó có ý nghĩa là bệnh sẽ bám rễ lâu dài.
Người Nhật cũng rất thích được tặng sách, tiểu thuyết, tạp chí, CD để giải trí khi buồn chán…
Khi muốn tặng đồ ăn uống, phải được sự cho phép của bệnh viện, vì nó có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh, nên tặng các loại trái cây mà người bệnh thích.
Ảnh: nurse-riko.net
Nếu muốn tặng hoa thì cần lưu ý một số điều như :
Tránh tặng hoa được trồng trong chậu vì theo người Nhật nó có ý nghĩa là phải ở lại viện lâu dài, ngoài ra về mặt khoa học thì trong đất có chứa nhiều vi sinh vật có hại có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới người bệnh.
Không tặng những loại hoa có mùi hương quá nồng nặc (như hoa ly), trước khi mang hoa đến phải xác nhận trước với bệnh viện xem loại hoa có được phép mang vào viện hay không vì có một số loại hoa có thể gây dị ứng.
Nếu là bó hoa, phải chú ý đến số bông hoa, tránh các số bông: 4(死 chết), 6(無 trống rỗng), 9(苦 khổ), 13( con số không may mắn).
Nếu mang hoa cần cắm bình thì nên chuẩn bị trước luôn cả bình.
Một số loại hoa tránh mang tặng :
Hoa hồng đỏ : vì dễ liên tưởng tới máu.
Hoa cúc : chỉ dành cho người đã khuất
Hoa anh thảo(シクラメン) : vì có chữし(死), く (苦) trong tên
Hoa trà : vì hoa dễ bị rụng xuống nên dễ liên tưởng tới sinh mạng sắp bị chấm dứt, ngoài ra thì khi hoa rụng còn có thể gây phiền phức cho người bệnh khác và người thu dọn vệ sinh trong phòng bệnh nữa.
Không tặng bó hoa có phối hợp các màu trắng, tím và xanh nước biển, vì đó là sự kết hợp dành để đi phúng viếng.
Nên tặng hoa khô hoặc hoa sáp vì nó sẽ để được lâu và không bị héo tàn.
Một số các lưu ý khác
-
- Đi thăm bệnh không nên mặc đồ quá lòe loẹt, không mặc đồ đen( vì dễ liên tưởng tới đồ tang).
-
- Không sử dụng nước hoa quá nồng nặc.
-
- Tắt nguồn điện thoại.
-
- Tránh dắt trẻ con theo, tránh đi nhiều người( không quá 3 người) để tránh gây ồn ào ảnh hưởng tới người bệnh và các người bệnh khác trong buồng.
-
- Bản thân nếu bị bệnh thì không nên đi thăm bệnh.
-
- Khi đi thăm bệnh nếu chẳng may người bệnh đang ngủ thì không nên đánh thức mà đưa đồ hỏi thăm cho người nhà hoặc điều dưỡng, y tá phụ trách buồng.
-
- Thông thường người Nhật sẽ biếu 3 nghìn đến 1 vạn yên, tiền không nên quá nhiều vì sẽ gây cảm giác gánh nặng cho người bệnh, tránh các con số 4,6,9.
Ảnh: matome.naver.jp
Nguồn: tukishiro01.com/ISenpai
Giáo sư Nhật b.ị cá.o bu.ộc b.ắt sinh viên sản xuất thu.ốc lắc
Giáo sư đại học ở Nhật Bản có thể đối mặt 10 năm t.ù với cá.o bu.ộc b.ắt sinh viên sản xuất ma túy tổng hợp.