Những kinh nghiệm khi mua hàng Nhật

Không chỉ tin dùng hàng Nhật mới 100%, người Việt Nam còn sẵn sàng tiêu dùng hàng Nhật second hand: từ xe đạp, máy khâu, nồi cơm điện đến điều hòa… Vậy đâu là lý do mà hàng Nhật được người Việt ưa chuộng đến thế?

Yếu tố tiên quyết tất nhiên là chất lượng. Nhật Bản là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới. Họ sàng lọc hàng hóa bằng những tiêu chuẩn cực khắt khe về chất lượng. Họ coi “Chất lượng sản phẩm là danh dự của quốc gia”, nên các Công ty sản xuất đều phấn đấu không ngừng vì hai chữ “danh dự” đó.

Yếu tố tiếp theo là con người. Người Nhật được cả thế giới ca ngợi về ý thức, tính trung thực, kỷ luật, đoàn kết. Thật hiếm mà bắt gặp tiêu cực trong xã hội Nhật. Sự gian dối sẽ phải trả giá rất đắt. Những doanh nghiệp yếu kém sẽ nhanh chóng bị đào thải. Ở Nhật không tồn tại khái niệm “hàng fake”.

Hàng Nhật luôn đề cao yếu tố sức khỏe con người, sản phẩm có độ an toàn, tin cậy cao và cực kỳ tiện dụng. Nếu bạn là fan của hàng Nhật bạn sẽ thấy hàng Nhật nội địa thiết kế không bắt mắt nhưng tiện dụng, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ sao cho các thao tác để bóc, mở, sử dụng, đóng gói lại… đều tiện dụng, khoa học và an toàn nhất có thể.

Tuy nhiên khi lựa chọn hàng Nhật bạn phải lưu ý một số vấn đề sau:

Cứ hàng “made in japan” thì hoàn toàn yên tâm đó là hàng chất lượng Nhật?

Thực tế không phải như vậy!

 

Có nhiều sản phẩm Made in Japan nhưng có 2 phiên bản: tiêu dùng nội địa và xuất khẩu (OEM). Hàng nội địa tức là được tiêu dùng trong nước Nhật thì chắc chắn sẽ đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng của Nhật. Nhưng hàng sản xuất tại Nhật mà là phiên bản xuất khẩu thì chưa chắc, vì mặt hàng đó thường được điều chỉnh về hình thức, thành phần cho phù hợp hơn với thị trường xuất khẩu.

Điểm dễ nhận thấy nhất để phân biệt hàng nội địa và hàng xuất khẩu là bao bì. Hàng nội địa Nhật thường có bao bì đơn giản, thực dụng. Thậm chí nhiều sản phẩm không seal, không ghi hạn sử dụng mà chỉ có ngày sản xuất, tiếng Nhật chiếm phần lớn trên bao bì. Hàng Nhật xuất khẩu thường được trau chuốt hơn về hình thức, bao bì sử dụng nhiều tiếng Anh.

Đặc biệt hơn nữa còn có những sản phẩm được sản xuất tại Nhật (Made in Japan) nhưng chỉ cho mục đích xuất khẩu mà không hề được bán ở thị trường nội địa bởi nó không đạt tiêu chuẩn khắt khe để lưu hành tại Nhật.

Vì thế người tiêu dùng hãy sáng suốt lựa chọn thật kỹ sản phẩm để không phải trả tiền của hàng Nhật mà giá trị nhận được lại không Nhật chút nào.

Hàng Nhật được gắn nhãn Kokusan 国産 – Quốc sản (thường áp dụng với mặt hàng thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm)

Đỉnh cao nhất trong chất lượng sản phẩm Nhật là những mặt hàng được gắn nhãn Kokusan bởi chúng chỉ được gắn nhãn khi hàng đó đạt đủ 3 điều kiện:

1. Nguyên liệu có nguồn gốc tại Nhật

2. Sản xuất, chế biến, đóng gói tại Nhật

3. Lưu hành nội địa theo những tiêu chuẩn khắt khe của Nhật

Và những mặt hàng được gắn nhãn Kokusan trở thành niềm tự hào của người Nhật, nó có thể làm hài lòng cả những người Nhật khó tính nhất và thường có giá đắt hơn những sản phẩm cùng loại khác không được gắn nhãn Kokusan.

Để làm rõ khái niệm mới này chúng ta thử phân tích một mặt hàng khá hot trên thị trường hiện nay: Bột lúa mạch non – Siêu thực phẩm đang có xu hướng thay thế matcha đình đám một thời.

1

Sản phẩm nào có gắn nhãn KOKUSAN thì nguyên liệu chính được trồng ở những vùng chuyên canh của Nhật theo tiêu chuẩn JAS (Japanese Agricultural Standard) cực kỳ khắt khe. Sản phẩm nào không gắn Sản phẩm nào không gắn nhãn KOKUSAN thì lúa mạch được trồng ở các nước khác như New Zeland, Trung Quốc…

Và những mặt hàng được gắn nhãn Kokusan trở thành niềm tự hào của người Nhật, nó phục vụ được những người Nhật khó tính nhất và chúng thường có giá đắt hơn những sản phẩm cùng loại khác không được gắn nhãn Kokusan.

Nguồn: dantri.com

 

Tags:

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất