Những đồ dùng bị cấm khi nhập cảnh vào Nhật Bản
Được biết Nhật Bản đang rất nghiêm khắc về vấn đề này. Việc Nhật đưa ra những luật cấm đối với người chuẩn bị nhập cảnh vào nước họ cũng chỉ là để đảm bảo an toàn cho đất nước Nhật và cũng chính là an toàn cho chính bản thân mỗi người trên hành trình bay đến Nhật.
Chỉ mới nghe rằng có nhiều vật dụng bị cấm mang theo lên chuyến bay nhưng nhiều người vẫn chưa biết là cấm những thứ đồ gì. Vậy thì những vật dụng gì bị cấm mang lên máy bay?
1. Các vật dụng bị cấm mang sang Nhật.
– Các loại chất nổ mang tính hủy diệt: bom, mìn, pháo,…
– Các chất dễ gây cháy nổ: gas, cồn, xăng dầu, sơn,…
– Các hóa chất độc hại, chất ăn mòn, lây nhiễm, oxy hóa,…
– Cặp sách, túi, két, những thứ có thiết bị báo động,…
– Những thứ bị cấm vận chuyển theo quy định của các vùng mà máy bay đi qua
– Một số loại chất lỏng như sơn, thuốc độc.
– Một số loại pin, bình ắc quy.
– Một số đồ vật phát nhiệt như đèn pin, máy uốn tóc (trừ khi đã tháo pin)
– Các loại pin từ 101Wh đến 160Wh (như trong các thiết bị y tế) phải nhận được sự phê duyệt của hãng hàng không
Lưu ý: Trường hợp nếu bạn mang theo thiết bị có chứa pin Lithium như điện thoại, máy tính, máy ảnh thì cần biết:
– Không có hạn chế về pin dưới 101Wh (VD trong điện thoại di động, hay máy tính xách tay)
– Tất cả các pin rời đều phải tháo ra, để trong hành lý xách tay.
– Pin trong hành lý ký gửi đều phải để chế độ bảo vệ nút TẮT/MỞ để đề phòng việc kích hoạt bất ngờ.
– Các loại pin từ 101Wh đến 160Wh (như trong các thiết bị y tế) phải nhận được sự phê duyệt của hãng hàng không
2. Những chất lỏng bị cấm.
– Thuốc chữa bệnh (Ghi rõ họ tên, địa chỉ của bác sĩ và hành khách)
– Sữa, đồ ăn cho trẻ sơ sinh (Có trẻ sơ sinh cùng đi)
– Các loại đồ uống, rượu, nước hoa, mỹ phẩm,…mua tại các cửa hàng trong sân bay.
Lưu ý: Tất cả các chất lỏng mang theo phải được đựng trong những bình thuỷ tinh, đóng chặt, kín; những bình này phải đặt trong một túi nhựa trong suốt, mỗi người chỉ được mang theo 1 túi này.
3. Hành lý nguy hiểm bị cấm xách tay lên máy bay ( nhưng có thể để trong hành lý ký gửi)
– Tất cả các loại dao, gồm cả các loại dùng để săn bắt và các loại dao khác.
– Gươm, kiếm các loại.
– Dùi cui, gậy tày hoặc những vật tương tự.
Lưu ý: Bất kỳ một dụng cụ hoặc vật dụng mà thông thường không được coi là vật dụng nguy hiểm nhưng có thể sẽ trở thành nguy hiểm tuỳ theo mục đích sử dụng như kẹp đá, dao cạo, kéo các loại, búa kìm…
4. Những vật dụng hạn chế mang đi kí gửi.
– Những vật dễ vỡ như: bình thuỷ tinh, đồ sành sứ,…
– Những thứ khác có mùi đặc trưng, gây khó chịu sẽ không được vận chuyển nếu không đóng kín, đảm bảo không có mùi ra bên ngoài, tối đa là 3 lít hoặc 3kg chất lỏng và 0,5kg đối với các đồ khác.
– Các đồ điện tử như: máy ảnh, ipad, laptop,…
– Những đồ giá trị như: tiền bạc, giấy tờ nhà đất, hợp đồng đàm phán, trang sức cá nhân,…
– Các vật khác theo quy định của các quốc gia, vùng lãnh thổ mà máy bay bay qua.
5. Các loại thực phẩm bị cấm.
– Thực phẩm tươi sống bị cấm nhập cảnh Nhật Bản
· Gia cầm: vịt, gà, ngan, ngỗng, các loại chim,…
· Gia súc: lợn, bò,… đã để đông lạnh hay đã nấu chín
· Các loại thực phẩm từ thịt đã qua chế biến: xúc xích, giò, chả, nem, lạp xưởng,…
· Xương, mỡ, da, máu, tóc, sừng, móng guốc, gân,…
· Trứng (bao gồm cả vỏ trứng)
· Sữa (không dùng cho trẻ sơ sinh)
· Các loại bánh như: bánh chưng, bánh giò,…
– Một số loại rau – củ – quả không được phép mang sang Nhật Bản:
· Xoài, măng cụt, mít, thanh long, mãng cầu, hồng, nhãn, vải, ổi, bòn bon, bưởi, cam, mận, đu đủ, doi, hồng xiêm, vú sữa, bơ, táo, khế, đào, sơ ri, dưa, chôm chôm, táo ta, chậu hoa tỉa cảnh hoặc cả chậu hoa có đất, ….
6. Hành lí mang theo.
– Chú ý về trọng lượng hành lí: tối đa 7 cân xách tay và 20kg kí gửi.
· Đối với hành lý xách tay không được có kích thức vượt quá 56cm x 36cm x 23cm.
· Đối với hành lý ký gửi kích thước không vượt quá 81cm x 119cm x 119cm
Lưu ý:
- Khi nhập cảnh Nhật Bản, bạn sẽ được phát 1 tờ khai hải quan, bạn cần điền chính xác và trung thực những thứ mang theo trong hành lý. Nếu phát hiện mang thực phẩm cấm mà không khai báo, bạn có thể bị phạt, bị tịch thu thậm chí bị giam giữ khá phiền phức.
- Đối với các loại thuốc như cảm cúm cảm cúm (ngoại trừ thuốc kích thích,ma tuý,…) các bạn được phép đem sang Nhật với số lượng ít.
Để không làm chậm trễ kế hoạch của mình, bạn hãy lưu ý những vật dụng bị cấm nhập cảnh trên và mang theo những vật dựng thật sự cần thiết và phù hợp. Chúc bạn sẽ có một chuyến đi thuận lợi!
Theo: visanhat.vn
Thủ tục xin giảm thuế khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản từ A-Z
Theo luật của Nhật, dù là thực tập sinh nhưng nếu đang sinh sống tại Nhật và có thu nhập thì người lao động đều phải có nghĩa vụ đóng thuế. Đây được xem là khoản chi phí không hề nhỏ đối với những người đi XKLĐ Nhật Bản.