Những điều thú vị trong quy định tuổi tác ở Việt Nam và Nhật Bản
Cách tính tuổi Nhật hết sức rắc rối. Theo điều 143 Pháp Luật hiện hành quy định về cách tính tuổi ví dụ khi nào được tròn 1 tuổi, trường hợp nào còn thiếu tuổi, như thế nào là sinh sớm… Tuy nhiên tất cả được viết một cách hết sức khó hiểu.
Nhìn chung, ở Nhật có hai cách tính tuổi cho trẻ mới chào đời. Đó là Kazoe Nenrei (数え年齢)và Man Nenrei(満年齢).
Kazoe Nenrei là cách tính của thế hệ trước. Trong đó, trẻ em mới sinh ra đã 1 tuổi, tính cả tuổi trong bụng mẹ. Cách tính này giống với tuổi âm của người Việt các bạn nhỉ!
Tuy nhiên, giờ đây cách này không còn phổ biến trong xã hội hiện đại nữa, thay vào đó người Nhật tính tuổi cho con theo kiểu Man Nenrei.
Theo cách này, trẻ em mới sinh ra chưa có tuổi hay còn gọi là 0 tuổi. Chỉ qua 1 năm sau mới được tính là 1 tuổi.
Cách tính này giống với tuổi dương ở Việt Nam.
2.Tuổi uống rượu, hút thuốc
Ở Nhật, 20 tuổi được xem là mốc quan trọng đánh dấu chặng đường trở thành người lớn của mỗi người Nhật. Ngoài lễ Thành Nhân (Seijin Shiki), điều các thanh niên Nhật hân hoan đó là có thể thoải mái hút thuốc, uống rượu mà không sợ nhà trường khiển trách.
Lễ Thành Nhân là buổi lễ quan trọng ghi lại thời khắc thiêng liêng của mỗi người Nhật
Bạn có biết trong mỗi siêu thị và Combini Nhật đều có chế độ kiểm tra độ tuổi thanh niên khi mua đồ uống có cồn hay thuốc lá chưa?
Nếu bị phát hiện bán thuốc hay rượu bia cho vị thành niên, chắc chắn nơi đó sẽ bị phạt rất nặng.
Màn hình máy kiểm tra tuổi mua thuốc lá, rượu bia.
Thế nhưng, Luật Pháp là vậy, nhưng có tuân theo hay không lại là chuyện khác.
Trường hợp Việt Nam, vẫn có quy định cụ thể cho độ tuổi hút thuốc, uống rượu được ghi rõ ở Điều 9 Luật Phòng chống tác hại thuốc lá là 18 tuổi.
Việc cấm bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi cũng được xem là vi phạm Nghị định 40 ban hành tháng 4/2008.
Nhưng hình như những điều luật này chẳng mấy phổ biến ở Việt Nam. Chuyện bố sai con đi mua rượu, hay vị thanh niên phì phò điếu thuốc là chuyện quá quen thuộc rồi.
3. Tuổi lái xe
Từ 16 tuổi người Nhật đã có thể thi lấy Giấy phép lái xe và điều khiển một số loại phương tiện nhất định ( như xe máy điện, xe máy dưới 50 cc và xe mô tô hai bánh ) nhưng phải có sự giám sát của người bảo hộ cho đến năm 18 tuổi.
Bảng quy định loại phương tiện được phép điều khiển ứng với dộ tuổi quy định.
Trong đó:
Phần màu xám 運転不可(Unten-fuka): không được lái
Phần trắng 運転可(Unten-ka) : được phép lái.
Còn Việt Nam,đủ 16 tuổi, các em có quyền lái xe đạp điện và xe mô tô hai bánh dung tích dưới 50cc.
18 tuổi là độ tuổi được phép điều khiển xe mô tô hai bánh dung tích trên 50cc và xe hơi (đến 9 chỗ). Ngoài ra còn một số quy định khác cho lứa tuổi 21, 24,27 nữa…
Và tất nhiên là bắt buộc phải có Giấy phép lái xe rồi.
4. Tuổi bầu cử
Sau khi chiến tranh kết thúc, từ năm 1946 đến 2016, độ tuổi chính thức đi bầu cử ở Nhật Bản là nam thanh nữ tú từ 20 tuổi. Nhưng từ 22/6/2016 tuổi bầu cử đã thay đổi thành 18 tuổi.
Ở Việt Nam, độ tuổi này là 18. Nhưng có vẻ chẳng mấy ai có hứng thú đi bầu và đều nhờ người thân ở quê làm giúp phải không nhỉ?
5. Tuổi kết hôn
Về mảng này, Nhật Bản có phần đi trước Việt Nam khi mà nữ giới có thể kết hôn lúc 16 tuổi và nam giới 18 tuổi。Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tư Pháp, ông Katsutoshi Kaneda, Nhật Bản đang xem xét việc giảm độ tuổi thành niên từ 20 xuống 18 tuổi. Cho nên có thể khi Luật này thay đổi, độ tuổi kết hôn có thể sẽ quy định lại cho nam và nữ đều ở độ tuổi 18.
Còn ở Việt Nam, theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nam phải bước sang tuổi 20 (qua sinh nhật 19 tuổi) và nữ bước sang tuổi 18 sẽ được đăng ký kết hôn. Tuy nhiên đến năm 2015, quy định mới có sửa đổi buộc nam giới phải đủ 20 tuổi (đúng ngày sinh nhật 20 tuổi) và nữ giới đủ 18 tuổi mới được kết hôn.
Nhìn chung, có vẻ như mốc tuổi thành niên của Việt Nam (18 tuổi) sớm hơn Nhật Bản (20 tuổi) một chút. Nếu Luật Pháp thay đổi theo như Bộ trưởng Bộ Tư Pháp phát biểu thì phải chăng sẽ có nhiều điểm chung hơn trong quy định tuổi tác giữa hai nước?
Nhưng dù tương lai đó có xảy ra thì trước hết, nắm vững những điều Luật hiện hành là điều rất cần thiết, nhất là đối với những bạn đang và sắp sang Nhật học tập và làm việc.
Japo mong rằng những thông tin trên đã giúp ích phần nào cho các bạn!
Có gì thú vị trong quan niệm ‘ Đàn ông đi làm, phụ nữ ở nhà ‘ của người Nhật xưa và nay
Người Nhật từ xưa quan niệm rằng trách nhiệm của đàn ông là phải ra ngoài làm việc kiếm tiền nuôi vợ nuôi con, còn bổn phận của phụ nữ là ở nhà nội trợ và chăm sóc chồng con.