Nhữпg dấu hiệu пhậп biết đột quỵ và biệп pháp phòпg пgừa căп bệnh quái ác này
Đột quỵ gồm hai dạng chính đó là nhồi máu não (mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho dòng máu bình thường lên não bị chặn lại gây thiếu máu não) và xuất huyết não (mạch máu bị vỡ ra khiến máu chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện và não thất)
Những yếu tố nguy cơ của đột quỵ:
Những yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được:
Tiền sử bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu cơ tim.
Tăng huyết áp.
Đái tháo đường.
Tăng Cholesterol máu.
Bệnh lý tim mạch (rung nhĩ, suy tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim…).
Bệnh hồng cầu hình liềm.
Thừa cân, béo phì.
Ít vận động.
Hút thuốc lá.
Uống nhiều rượu.
Những yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được:
Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ.
Tuổi: Độ tuổi nào cũng có nguy cơ đột quỵ, tuy nhiên người lớn tuổi có nguy cơ đột quỵ cao hơn, đặc biệt là sau 55 tuổi.
Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi tăng nguy cơ đột quỵ.
Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới.
Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác như hẹp động mạch cảnh, dùng thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormon…
Dấu hiệu sớm để nhận biết đột quỵ:
Chúng ta có thể nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ với quy tắc FAST, trong đó mỗi chữ cái tương ứng với một triệu chứng theo nghĩa tiếng Anh.
1. Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện không?
2. Arm (Tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được không?
3. Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiểu hoặc không nói được?
4. Time (Thời gian): Thời gian đột quỵ được tính tới từng giây từng phút. Nếu phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào thì gọi số 115 hoặc số dịch vụ y tế cấp cứu tại địa phương bạn ngay lập tức.
Triệu chứng của đột quỵ:
Triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra một cách đột ngột. Sau đây là những triệu chứng thường gặp:
Yếu liệt hoặc tê: yếu hoặc tê ở cánh tay, chân hoặc mặt là dấu hiệu điển hình của đột quỵ, đặc biệt nếu nó chỉ xảy ra ở một bên của cơ thể. Trong một số trường hợp bệnh sẽ gây liệt hẳn một bên của cơ thể.
Nói ngọng, nuốt khó.
Thay đổi thị lực: giảm hoặc đôi khi mất hẳn thị lực.
Đau đầu: cơn đau đầu dữ dội xuất hiện đột ngột mà không rõ nguyên nhân rất có thể bị đột quỵ. Cơn đau đầu này có thể kèm theo chóng mặt hoặc nôn mửa.
Chóng mặt: đi lại khó khăn, không vững, mất thăng bằng.
Lú lẫn: có thể đột nhiên gặp khó khăn khi nói, suy nghĩ, hiểu lời nói.
Rối loạn ý thức: ngủ gà, lơ mơ hoặc hôn mê.
Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác ít gặp hơn như đột ngột mất mùi, mất thính lực, co giật, tiêu tiểu không kiểm soát.
Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ:
Có lối sống lành mạnh:
Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và nhiều chất xơ. Hạn chế muối trong chế độ ăn uống.
Kiểm soát cân nặng hợp lý: giúp giảm được nguy cơ đột quỵ.
Hoạt động thể lực: Hoạt động thể lực có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý và giảm mức cholesterol và huyết áp. Nên tập thể lực ít nhất 5 ngày mỗi tuần, và mỗi lần tập kéo dài 30 đến 45 phút.
Không hút thuốc: Nếu không hút thuốc lá thì đừng bắt đầu hút, nếu đang hút thuốc lá thì bỏ thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Uống rượu có giới hạn: Tránh uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp. Nam giới không nên uống quá hai ly mỗi ngày và phụ nữ chỉ nên uống quá một ly mỗi ngày.
Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ:
Kiểm soát huyết áp trong giới hạn cho phép.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Điều trị và kiểm tra lipid trong máu.
Điều trị bệnh lý tim mạch.
Dùng thuốc điều trị bệnh, nếu có, một cách đều đặn
7 thực phẩm gây hại tim mạch, tăпg пguy cơ đột quỵ tai biếп bạп пêп tránh xa
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Một thực đơn ăn uống lành mạnh và khoa học sẽ mang lại trái tim khỏe mạnh, vẻ ngoài trẻ trung và đầy sức sống. Sau đây là 7 thực phẩm không tốt cho sức khỏe, có khả năng gây bệnh tim mạch và đột quỵ rất cao, bạn nhất định phải tránh xa nếu không muốn rước bệnh vào người.