Nɦọc пɦằп пuôi 2 coп, пgười ρɦụ пữ ɫái ɦôп với cɦàпg пgɦèo suy ɫɦậп: Vɑy пợ cɦữɑ bệпɦ cɦo cɦồпg
Chồng của chị, anh Nguyễn Trọng Quảng (sinh năm 1974, quê Phú Thọ) từng đi bộ đội, làm hậu cần. Đến năm 2001 thì thấy người bị phù, đi khám mới biết suy thận, phải nhập viện điều trị. Lúc đó bố anh đã mất, ở nhà mẹ làm nông, anh em làm công nhân không có điều kiện, kinh tế vô cùng khó khăn.
Những lúc rảnh, anh thường xuống căng tin công đoàn trong bệnh viện, ở nơi đó có một người con gái nhỏ bé với đôi mắt u buồn ngồi bán hàng. Một lần, anh nhỏ nhẹ gọi chị: “Em ơi, bán cho anh 20.000 đồng sốt vang”. Mặt anh lấp ló sau song cửa, chị mới hỏi: “Anh đựng sốt vang vào cái gì?”. Anh mới chìa ra cái bát giấu ở sau lưng và đưa nó qua ô mở khóa. Hóa ra, anh dùng sốt vang để rưới cơm.
Anh Quảng, chị Linh nên duyên từ bệnh viện (Ảnh: Báo Nông Nghiệp)
Khoảng mươi lần đưa hàng qua ô cửa như thế, chị mới tò mò hỏi: “Anh có ăn được không?”. Anh cười, trả lời rằng có. Rồi khi không thấy anh ra mua hàng nữa, chị hỏi thì mới hay anh đang ốm nặng. Bác sĩ thông báo rằng: “Quảng yếu lắm rồi, chuẩn bị cho về quê!” khiến lòng dạ chị thêm rối bời. Bệnh nhân chạy thận thường chết sau vài ba năm, đằng này anh đã kiên cường chiến đấu với nó tới 10 năm.
Nhắc về quá khứ, chị Linh nghẹn ngào cho biết mình từng qua một cuộc hôn nhân không may mắn. Thân thể gầy gò nặng có 37kg, ngày ngày miệt mài kiếm tiền nuôi con nhưng chị vẫn không được sống yên ổn. Có lần quẫn trí, chị leo lên lan can cầu định nhảy xuống sông Đồng Nai, mới chỉ vừa thò một chân qua thì một người xe ôm đã lao đến, lôi lên, giáng cho mấy cái tát.
Thức tỉnh, thương mình, thương con, chị lại quay về. Thấy không sống được với nhau nữa chị chia tay, gửi con về cho bà nội rồi bỏ quê lên phố, đi bán hàng ở căng tin bệnh viện. Thế rồi chị gặp anh (như đã nói ở trên) và cảm thấy lòng mình rung động, họ yêu nhau lúc nào chẳng hay.
Bàn tính với nhau, họ về quê, ăn hỏi, đưa dâu chỉ trong một ngày rồi trở lại ngay bệnh viện để anh còn chạy thận tiếp. Ở làng chị, người ta xì xào chắc hẳn anh phải giàu lắm bởi trông yếu thế, già thế, xấu thế mà chị vẫn lấy nhưng họ nào biết chỉ là anh bộ đội lương ba cọc, ba đồng.
Chị Linh không hối hận vì sự lựa chọn của mình (Ảnh: Báo Nông Nghiệp)
“Nếu không gặp được Linh thì giờ đây tôi đã ch.ết rồi”. Đó là câu nói tự đáy lòng mà anh thường thốt ra. Còn chị, khi được hỏi chuyện thầm kín, chỉ cười. 10 năm đã trôi qua, anh chị chưa thực sự được hưởng hạnh phúc vợ chồng, nỗi khát khao có một đứa con cũng khó khăn, phần bởi sức khỏe của anh hạn chế, phần bởi sau một lần đổ vỡ hôn nhân chị như con chim sợ cành cong.
Để có tiền nuôi con ăn học và chữa bệnh cho chồng, chị tranh thủ bán hàng online rồi ship đồ hải sản của quê mình. Mỗi tháng được cỡ 3 triệu thì thuê nhà đã 2,5 triệu nên vẫn phải vay nợ. Mỗi lần đi chạy thận chị cõng anh từ buồng ra xe, cõng từ xe lên thang máy, cõng từ thang máy đến chỗ lọc, khi về lại các công đoạn tương tự.
Có những kẻ ác ý bảo đường quang không đi lại đâm quàng vào bụi rậm nhưng chị nghĩ sướng cũng một kiếp người, khổ cũng một kiếp người. Khi nuôi một đứa trẻ chỉ mong nó lớn khôn, khi nuôi một người ốm chỉ mong sao họ được khỏe mạnh…
Giờ đây, cả gia đình chị thường ăn cháo mềm với ít thịt rang mặn. Cả chồng, cả chị và đứa con trai đang ôn thi đại học ở cùng đều ăn theo như vậy dù không hề thích. Cứ 10 bữa thì 6-7 bữa chị phải đẩy xe lăn ra quán nước để dỗ anh ăn, nhất là 1-2 miếng cuối cứ nghẹn bứ lại nơi cổ họng: “Anh ăn ngoan rồi em lại cho đi chơi nhé!”.
Anh Quảng đang phải chiến đấu từng ngày với căn bệnh suy thận (Ảnh: Báo Nông Nghiệp)
Có lẽ khi nhìn một người phụ nữ xinh đẹp đi bên cạnh một anh chồng xấu xí hoặc bệnh tật thì 90% dư luận sẽ nghĩ: Hẳn người đàn ông ấy rất giàu! Rồi như một thói quen, chúng ta vội vã quy chụp cho cô gái là kẻ "hám của" mà "bán mình".
Nhưng sự thật đâu phải ai cũng vậy, bởi trên đời này có những người phụ nữ vô cùng thiện lương, hiền dịu và đầy bao dung, tử tế. Ừ thì nhiều người sẽ bảo chị Linh "điên quá", còn trẻ còn đẹp sao không chọn lấy một tấm chồng lành lặn.
Nhưng xin hỏi, lành lặn về cơ thể mà khuyết tật về tâm hồn như người chồng đầu tiên của chị - gã đàn ông từng làm cho vợ muốn quyên sinh, thì so với anh chồng như anh Quảng, một người yêu vợ thật lòng, dù nghèo khó và bệnh tật… thì ai mới “xứng đáng”’ với chị hơn?
Có lẽ, chỉ những phụ nữ đã từng trải qua đổ vỡ hôn nhân, bị đối xử tệ bạc như chị Linh mới thấu hiểu và đồng tình với sự lựa chọn này. Anh Quảng so với tiêu chuẩn của nhiều người không thể làm bạn đời nhưng trong mắt chị, là người chồng tuyệt vời hơn tất thảy.
Phụ nữ là thế, đâu phải ai cũng sống vì tiền và vì chuyện chăn gối, nhất là phụ nữ Việt Nam, dù khó khăn gian khổ nhưng luôn biết cách giữ mái ấm gia đình. Vậy cho nên, thương anh Quảng bao nhiêu thì càng quý nghị lực sống của chị Linh bấy nhiêu, chị đúng là mẫu người phụ nữ hiếm hoi giữa cuộc đời nhiều toan tính.
(Ảnh: Báo Nông Nghiệp)
Chị vượt qua mọi sự dè bỉu của người đời, chị vượt qua mọi khó khăn của của cơm áo gạo tiền, chị vượt qua được hết những lần chồng bệnh nặng tưởng chừng như không qua khỏi… sức mạnh ấy chắc chỉ có tình yêu mới làm được.
Ngày chị lấy anh, người ta gọi chị là hâm dở, nhưng sau 10 năm, chẳng còn ai nghĩ người phụ nữ này điên. Ngược lại, chúng ta phải càng thêm nể phục tình yêu của chị. Trong khi ngoài kia có biết bao cô gái sẵn sàng từ bỏ tất cả, thậm chí cả danh dự để mồi chài đàn ông, làm tiểu tam cướp chồng người khác thì vẫn còn đó những người phụ nữ… sống một cuộc đời yêu trọn vẹn yêu thương!
Lại ngẫm câu nói của nhà Phật “Tu trăm năm mới chung thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”. Có lẽ kiếp này anh chị còn nặng nợ với nhau lắm nên đã gặp, yêu thương, chung sống và hạnh phúc đến tận bây giờ.
Hoàп cảпɦ đơп cɦiếc, пữ côпg пɦâп kɦôпg ɑп ɫâɱ để ɱẹ ở пɦà liềп đưɑ ɫới cɦỗ làɱ ɫiệп cɦăɱ sóc
Nɦiều пgười cɦo rằпg cɦɑ ɱẹ già là пỗi vướпg bậп ρɦiềп ρɦức пêп dọп rɑ sốпg riêпg, ɱộɫ lời ɫɦăɱ ɦỏi cũпg cɦẳпg ɱàпg. Nɦưпg пgười coп gái пày ɫɦì kɦác, cô ɫɦậɫ sự kɦiếп cɦúпg ɫɑ cảɱ độпg vì ɫấɱ lòпg ɦiếu ɫɦảo.