Nhiều trung tâm y tế Nhật Bản từ chối làm xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân vì quá tải

Sự gia tăng không ngừng số ca nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản đang đẩy hệ thống y tế nước này vào tình trạng gần như bị tê liệt. Hai Hiệp hội Y khoa Nhật Bản cho biết ngày càng có nhiều phòng cấp cứu từ chối điều trị cho bệnh nhân, kể cả những bệnh nhân cấp tính như tai biến, cơn đau tim và chấn thương ngoài.

Gần đây, một chiếc xe cứu thương chở một bệnh nhân bị sốt và khó thở đã phải mất hàng giờ mới tìm được một bệnh viện chấp nhận điều trị cho ông ta sau khi bị 80 bệnh viện từ chối. Một người đàn ông khác cuối cùng đã được nhập viện sau khi nhân viên y tế không thể liên lạc được với 40 phòng khám. Vào tháng 3, có 931 trường hợp các ca cấp cứu bị trên 5 bệnh viện từ chối, hoặc phải lái xe lòng vòng trong 20 phút, thậm chí là lâu hơn mới được nhập viện. Nhưng chỉ trong 11 ngày đầu của tháng 4, con số này đã tăng lên đến 830 ca.

Tỷ lệ xét nghiệm sàng lọc virus corona ở Nhật cũng rất thấp so với các nước khác, chỉ đạt 7.800 mẫu/một ngày. Trong khi đó, con số này ở Mỹ là 150.000, Italy 50.000 mẫu/ngày. Chia sẻ với đài NHK về vấn đề xét nghiệm sàng lọc Covid-19, một bác sĩ làm việc tại phòng khám phía Bắc Tokyo cho biết “Các trung tâm y tế không đồng ý thực hiện kiểm tra, cho dù bệnh nhân có nguy cơ nhiễm bệnh cao”. Khi một người nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh, họ có thể đến bác sĩ tư vấn hoặc gọi tới trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sau khi tiến hành một loạt xét nghiệm loại trừ các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ gọi đến trung tâm y tế địa phương yêu cầu xét nghiệm. Tuy nhiên, việc trung tâm y tế có chấp nhận làm xét nghiệm không lại một vấn đề nan giải. “Tôi đã bị từ chối 10 lần. Chỉ có 3 bệnh nhân được đồng ý làm xét nghiệm. Điều này khiến tôi nản lòng” – Bác sĩ nói.

116509205 – tokyo japan – december 10, 2018: ambulance paramedic car in tokyo japan.

Số lượng xét nghiệm hạn chế đã dấy lên nhiều nghi ngờ về tính chính xác trong số liệu các ca mắc được công bố. Đại sứ quán Mỹ cho rằng điều này sẽ gây khó khăn cho Nhật trong việc đánh giá tình hình dịch bệnh. Ban đầu, Nhật Bản dường như đã kiểm soát được sự bùng phát sau khi khoanh vùng các ổ dịch, thường là trong không gian khép kín như quán bar, phòng tập gym,…Tuy nhiên, việc gia tăng nhiều ca bệnh mất dấu F0 khiến việc khoanh vùng ổ dịch trở nên khó khăn. Sự bùng phát dịch Covid-19 cũng đang làm nổi bật lên những điểm yếu kém tiềm ẩn trong hệ thống chăm sóc y tế tại Nhật từng được ca ngợi vì hệ thống bảo hiểm chất lượng cao và chi phí hợp lý.

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc một bộ phận người dân chưa nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội, sự thiếu quyết liệt của Chính phủ, tình trạng thiếu hụt các trang thiết bị, vật dụng bảo hộ và nhân viên y tế đang dẫn tới sự quá tải lên hệ thống y tế. Người đứng đầu Hiệp hội Y tế Nhật Bản Yoshitake Yokokura cho biết tình trạng thiếu quần áo bảo hộ, khẩu trang, mặt nạ chống độc sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm cho các nhân viên y tế, nhiều người đã phải tự cách ly tại nhà do nghi ngờ lây nhiễm khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Nhiều bệnh viện thiếu các phòng hồi sức tích cực, chỉ với 5 phòng/100.000 người, trong khi ở Đức là 30, Mỹ 35 và Italy là 12. Với hơn 10.000 ca nhiễm, tình hình ở Nhật vẫn chưa thảm khốc như Mỹ và Italy, nhưng sự bùng phát ở Nhật có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu nhiều người dân vẫn chủ quan trong khi Chính phủ chưa có những biện pháp mạnh tay, quyết liệt hơn.

Theo NHK

Tags:
Tiếp theo Sharp, đến lượt ông lớn Panasonic cũng sản xuất khẩu trang.

Tiếp theo Sharp, đến lượt ông lớn Panasonic cũng sản xuất khẩu trang.

Trước tình trạng thiếu khẩu trang xảy ra liên tục, Panasonic quyết định bắt tay sản xuất khẩu trang tại một nhà máy của họ ở tỉnh Okayama từ cuối tháng tới.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất