Nhật muốn Việt Nam đẩy nhanh thanh toán cho nhà thầu dự án metro số 1
Tại buổi gặp Phó thủ tướng Vương Đình Huệ trong khuôn khổ hội nghị "Gặp gỡ Nhật Bản - Bắc Trung Bộ" ngày 26/4, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio cho biết, Chính phủ nước này đang tích cực kêu gọi doanh nghiệp vừa và nhỏ rót vốn vào các dự án tại Việt Nam.
Đại sứ Umeda Kunio đánh giá kinh tế Việt Nam đã có bước tăng trưởng tốt. Việt Nam đang ở giai đoạn quan trọng, đón nhận cả những cơ hội và thách thức mới cho sự phát triển trong tương lai.
Ông cũng đề nghị Chính phủ Việt Nam sửa đổi công hàm về cung cấp vốn vay ODA, đẩy nhanh thanh toán cho các nhà thầu Nhật trong dự án đường sắt đô thị TP HCM tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), cũng như giảm thuế thu nhập cá nhân cho các nhà đầu tư Nhật Bản trong các khu kinh tế...
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ (trái) tại cuộc gặp Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio ngày 26/4. Ảnh: VGP
Đề nghị đẩy nhanh thanh toán cho các nhà thầu Nhật tại dự án metro số 1 cũng từng được phía Nhật đưa ra hồi đầu năm tại cuộc gặp với Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thanh Phong. Ông Phong cam kết, trong lúc chờ điều chỉnh vốn, chính quyền thành phố sẽ tạm ứng vốn từ ngân sách để thanh toán khối lượng công việc nhà thầu thực hiện trong năm 2018 đầu năm 2019, khoảng hơn 2.000 tỷ đồng.
Một lần nữa tại cuộc gặp với Đại sứ Nhật Umeda Kunio hôm nay, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ đang tiếp tục giải quyết các thủ tục để đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm việc thanh toán.
"Chính phủ Việt Nam quan tâm triển khai nhằm bảo đảm lợi ích của hai bên trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật và tôn trọng sự bình đẳng trong lợi ích của các bên có liên quan", ông Huệ nhấn mạnh.
Khởi công vào cuối tháng 8/2012, dự án metro số 1 TP HCM được thực hiện từ nguồn vốn ODA do ngân sách Trung ương bố trí và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách thành phố. Theo kế hoạch vốn trung hạn 2016-2020, dự án được bố trí 7.500 tỷ đồng so với nhu cầu đăng ký là 20.500 tỷ, số vốn thành phố đã được nhận trong năm 2016 và 2017 là 2.709 tỷ đồng. Năm 2018 và 2019, do vướng mắc trong việc điều chỉnh tổng mức đầu tư nên số vốn còn lại không được rót về thành phố.
Tại hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp Nhật - Bắc Trung Bộ cùng ngày, ông Tetsu Funayama - Chủ tịch Công ty Mitsubishi Corporation Việt Nam cho rằng có 3 chỉ số mà Nghệ An cần cải thiện nằm thu hút đầu tư hơn nữa, đó là chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, chỉ số tiếp cận đất đai và chỉ số chi phí thời gian, bởi nhiều doanh nghiệp cho rằng thủ tục giấy tờ còn phức tạp, số giờ làmviệc với thanh tra, kiểm toán còn cao. Ông mong tỉnh Nghệ An đơn giản hóa thủ tục hơn, tối ưu hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Còn đại sứ Umeda Kunio cũng mong các doanh nghiệp Nhật Bản nỗ lực hơn trong đầu tư các lĩnh vực có thế mạnh và Nghệ An tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp Nhật Bản trong quá trình phát triển.
Nguồn: vnexpress.net
Hướng dẫn làm thủ tục nhận tiền trợ cấp tạm thời tại Nhật
Do chính phủ Nhật đã và đang tăng thuế tiêu dùng (hiện tại là 8%) cho nên tại các tỉnh thành phố thì có chế độ trợ cấp 1 khoản tiền nho nhỏ cho dân chúng đang sống tại thành phố đó hàng năm.Số tiền trợ cấp tạm thời tại Nhật (臨時給付金)khoảng 3000 yên/năm,có thể thay đổi 1 chút tuỳ vào địa phương.