Nhật Bản xem xét tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế với dịch Covid-19

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, ông đang xem xét khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế trên toàn quốc đối với dịch Covid-19.

Mối lo ngại gia tăng ở Nhật Bản khi số ca nhiễm SARS-CoV-2 thực tế có thể cao hơn so với báo cáo, với tỷ lệ lây nhiễm được cho chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”.

Một số chuyên gia đã đặt câu hỏi về cách thực hiện việc xét nghiệm của Nhật Bản khi số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này tiếp tục tăng.

Nhật Bản đang vấp phải nhiều chỉ trích về cách ứng phó với dịch Covid-19, đặc biệt là trong việc kiểm dịch trên tàu du lịch Diamond Princess ở vịnh Yokohama.

Ở nước láng giềng Hàn Quốc, số ca nhiễm SARS-CoV-2 đã tăng mạnh, với 6.284 ca nhiễm mới được xác nhận vào sáng 6/3 sau khi chính phủ tiến hành xét nghiệm hàng chục nghìn người với nỗ lực ngăn ngừa virus lây lan. Mặc dù chính phủ Nhật Bản cho biết, họ có khả năng thực hiện 3.800 xét nghiệm mỗi ngày, nhưng chỉ có 8.111 xét nghiệm được thực hiện kể từ ngày 4/3, theo Bộ Y tế nước này.

Ngày 4/3, Nhật Bản ghi nhận thêm 33 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Nhật Bản hiện tại là 1.023 người, trong đó 706 người từ tàu du lịch Diamond Princess.

Tuy nhiên, theo ông Masahiro Kami, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu quản trị y tế Nhật Bản, số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Nhật Bản có thể cao hơn nhiều so với số liệu báo cáo, với tỷ lệ lây nhiễm bị nghi ngờ chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”.

Ông Kami cho rằng, vẫn còn rất nhiều người chưa được xét nghiệm do hầu hết những người này đều không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ nên họ không đến bệnh viện để kiểm tra y tế.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Nhật Bản, người dân nên đi xét nghiệm nếu họ có các triệu chứng giống cảm lạnh, sốt 37,5 độ C, cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở từ 4 ngày trở lên. Trong thời gian đó, họ nên tự cách ly.

Những người cao tuổi hoặc những người đang mắc các bệnh khác nên đi xét nghiệm nếu có các triệu chứng kể trên trong 2 ngày trở lên, do họ là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Khuyến cáo được đưa ra nhằm hạn chế người dân đổ xô tới các phòng khám và bệnh viện để xét nghiệm. Tuy nhiên, điều này cũng không làm xoa dịu sự lo lắng của công chúng hoặc ngăn chặn virus lây lan.

Nguồn: VOV

Tags:
Cổ nhân: Người thiếu lễ sẽ ngang ngược, xã hội thiếu lễ sẽ rối ren

Cổ nhân: Người thiếu lễ sẽ ngang ngược, xã hội thiếu lễ sẽ rối ren

Xã hội thời cổ đại vô cùng coi trọng lễ nghi. Lễ nghi là quy phạm điều chỉnh đạo đức và hành vi của con người, cũng là biểu tượng của văn minh xã hội, là một trong những truyền thống tốt đẹp của người xưa.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất