Nhật Bản không hoàn hảo: Sự thật về những mặt tối ít người biết của về một xã hội hào nhoáng, qua lời kể của người ngoại quốc sinh sống lâu năm

“Nhật Bản là một quốc gia ẩn giấu nhiều nhược điểm bên dưới vẻ ngoài hào nhoáng, mà người ngoài thường tận hưởng vẻ ngoài ấy trước khi khám phá ra điều ẩn sâu bên trong” – trích lời Eliot Chen, một người Trung Quốc có thời gian dài sinh sống tại Nhật Bản.

Nhật Bản là một đất nước thường xuyên được xưng tụng trong rất nhiều lĩnh vực. Họ có một nền văn hóa ẩm thực cực kỳ đặc trưng, lối sống con người quy củ, cùng cảnh quan thiên nhiên đủ sức thu hút mọi du khách trên thế giới.

Tuy nhiên theo Elliot Chen, đó chỉ là những gì mà mọi người cảm nhận được về Nhật Bản khi đến đây du lịch. Với cương vị là một người Trung Quốc sinh sống lâu năm tại Nhật, Chen đã có những chia sẻ về một số mặt tối của xã hội đầy hào nhoáng này thông qua một bài viết trên diễn đàn Quora và nhận được nhiều lời hưởng ứng từ cộng đồng.

“Có một cô bạn gái người Nhật, biết tiếng Nhật và ở Nhật đủ lâu, tôi tin rằng mình có thể đưa ra những phân tích cho thấy bản thân đã sốc như thế nào với những hiểu nhầm mà nhiều người đang có.”

“Nhật Bản là một quốc gia ẩn giấu nhiều nhược điểm bên dưới vẻ ngoài hào nhoáng, mà người ngoài thường tận hưởng vẻ ngoài ấy trước khi khám phá ra điều ẩn sâu bên trong.”

1. Nhật Bản là một quốc gia giàu có?

Điểm đầu tiên khiến rất nhiều du khách ấn tượng, đó là khu Shinjuku bóng bẩy và ngập tràn ánh sáng. Ở đây có mọi thứ, từ những loại thực phẩm hết sức đặc trưng và cực kỳ ngon mắt, cho đến những chiếc toilet cực kỳ hiện đại và hoàn hảo.

Nhưng thực tế thì khi đào sâu, Chen nhận ra có rất nhiều người Nhật đang dần bước vào lằn ranh đói nghèo. “Có lần tôi ở qua đêm trong một quán cafe manga – một loại hàng quán của Nhật, trong đó có máy tính, nước uống, thậm chí cả phòng tắm dành cho những người muốn đọc truyện tranh thư giãn. Nhưng sáng thức dậy, tôi nhận ra có nhiều người sinh sống luôn trong những quán cafe kiểu như vậy.” – Chen chia sẻ.

“Họ tỉnh dậy, ăn vận chỉnh tề rồi đi làm. Một số người giống tôi – là dân du lịch, nhưng rất nhiều người khác tới đây để làm thêm, nhằm duy trì khả năng tồn tại trong thành phố này.”

Lương trung bình của Nhật Bản thực chất đã giảm khá nhiều trong vòng 2 thập kỷ gần nhất. Nợ chính phủ luôn ở mức 200% so với GDP, và có xu hướng tiếp tục giãn cách.

“Nếu bạn sống ở một thành phố lớn như Tokyo, mà kể cả những khu hào nhoáng nhất như Shibuya, bạn sẽ nhận ra Nhật Bản đang gặp khó khăn. Nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì không thể kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ không thể cạnh tranh với những chuỗi cửa hàng và nhà hàng lớn xung quanh các ga tàu điện, nên khả năng tồn tại của họ thấp dần.”

Cũng theo Chen, Nhật Bản hiện là nơi khá tệ để khởi nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ và ý tưởng đột phá thường bị kìm hãm bởi nỗi sợ thất bại, và cấu trúc bảo thủ tại nơi làm việc. “Thời đại internet bùng nổ và cuộc cách mạng smartphone, Nhật Ban không thể tận dụng. Sony, thương hiệu công nghệ nổi tiếng nhất của họ đã tự đóng khung bản thân, giống như nhiều hãng nổi tiếng nhất của nền kinh tế Nhật.”

Trên thị trường lao động và hàng hóa, Nhật Bản cũng đang dần trở nên khó cạnh tranh. “Đất nước trở nên giàu có khi tiền lương còn thấp. Nhưng việc thu nhập trung bình tăng khiến giá cả hàng hóa của họ trở nên khó cạnh tranh. Ngay cả nền công nghiệp giải trí cũng không thể so sánh với Hàn Quốc nữa rồi.”

“Người trẻ có xu hướng rời quê đến các thành phố phát triển hơn để tìm cơ hội, nhưng như vậy cũng khiến nền kinh tế tại các địa phương trở nên tệ hơn.”

2. Người Nhật nào cũng lịch sự và thân thiện?

Hẳn rồi, người Nhật – cũng như nhiều nơi khác trên thế giới – rất lịch sự trong những tình huống cụ thể. Họ có thể thân thiện với khách và người nước ngoài. Tuy nhiên, họ kém thân thiện hơn với các nhân viên làm trong ngành dịch vụ và những người có vị trí thấp.

“Tôi là người Trung Quốc. Những người bạn từ phương Tây của tôi sẽ nhận được sự đối đáp rất lịch sự. Khi tôi không nói gì, tôi được đối xử ngang với một người Nhật Bình thường. Còn nếu dùng vốn tiếng Nhật ít ỏi hoặc sử dụng tiếng Anh, những gì tôi nhận lại sẽ ít đi.”

“Người da màu bị đối xử tệ nhất. Họ thực sự bị phân biệt, dù người Nhật ít khi thừa nhận điều này.”

“Tôi sống chung nhà với một số người Nhật. Họ ít khi trò chuyện, thậm chí chẳng buồn nhìn vào mắt, cũng như tìm cách tránh né nhau tại phòng chung. Thực tế là trong văn hóa Nhật Bản, họ không thích tương tác với người lạ, cũng không cố gắng cải thiện điều đó.”

Ở nơi công cộng, người Nhật lại có thái độ khác. Xã hội Nhật tồn tại một khái niệm tên “tatemae”, ám chỉ hành động cười và cúi chào mà khách du lịch thường thấy. Người nước ngoài và khách du lịch rất hiếm khi được chứng kiến giọng điệu kém thân thiện của người Nhật nếu ở đây chưa đủ lâu.

3. Người Nhật luôn vui vẻ?

Eliot Chen tại Nhật Bản

Thực ra là không! Những nụ cười mà khách du lịch được trông thấy đơn giản là thứ họ cố gắng khoe ra ngoài. Hơn nữa trong văn hóa của người Nhật, việc tỏ ra không vui một cách lộ liễu là bất lịch sự.

Có một thực tế là tỉ lệ tự sát tại Nhật Bản luôn ở mức rất cao. Theo lời Chen, việc có người nhảy xuống đường ray xe lửa là chuyện thường thấy, đến mức nhà chức trách phải cắt cử một đội chuyên ngăn cản các sự vụ như vậy. Tuy nhiên, tỉ lệ tự tử vẫn là rất cao, đến mức chính phủ còn đưa ra mức phạt dành cho gia đình có người thân tự sát.

Ở Nhật có những người từ chối tham gia vào đời sống xã hội, tự giam mình trong nhà dài hơn sáu tháng, được gọi là “hikikomori”. Ước tính, 10 triệu người trong độ tuổi lao động chọn lối sống như vậy. Họ không muốn làm việc đến chết để nuôi sống gia đình, mà chìm đắm trong sở thích cá nhân và sống phụ thuộc vào bố mẹ.

Kết

Dù chỉ ra những mặt tối của xã hội Nhật Bản, nhưng Chen cho biết đất nước này có rất nhiều điều đáng yêu, và bản thân anh cũng cực kỳ thích đất nước Mặt trời mọc. Chỉ là, mọi người đừng quá kỳ vọng, bởi chẳng có gì trên đời này là hoàn hảo cả, đúng không?

Nguồn: Buzz Feed, WOB, Quora

Theo Trí Thức Trẻ

Tags:
Nhật Bản: Hàng loạt các tỉnh tự tái tuyên bố tình trạng khẩn cấp

Nhật Bản: Hàng loạt các tỉnh tự tái tuyên bố tình trạng khẩn cấp

Chính phủ Nhật Bản mặc dù vẫn cho rằng tình trạng hiện nay chưa khẩn thiết nhưng cũng bỏ ngỏ khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trở lại nếu tình hình lây nhiễm tiếp tục tăng mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất