Nhật Bản đặt mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính xuống mức 0 vào năm 2050
Cụ thể, Thủ tướng Suga cho biết, ứng phó với sự nóng lên toàn cầu không còn là hạn chế đối với tăng trưởng kinh tế. Chúng ta cần thay đổi suy nghĩ của mình rằng việc chủ động thực hiện các biện pháp chống lại sự nóng lên toàn cầu sẽ mang lại những thay đổi đối với cơ cấu công nghiệp, cũng như nền kinh tế và xã hội, điều này sẽ đem lại sự tăng trưởng lớn hơn.
Mục tiêu mới của tân Thủ tướng về phát thải khí nhà kính là một bước tiến so với mục tiêu trước đó của chính phủ Nhật Bản là giảm 80% lượng khí thải vào năm 2050. Dự kiến, Nhật Bản sẽ thúc đẩy nghiên cứu và phát triển pin mặt trời thế hệ tiếp theo, tái chế carbon dioxide và các dự án tiên tiến khác để biến mục tiêu không còn khí thải carbon vào năm 2050 thành hiện thực.
Mặt khác, ngoài việc thúc đẩy năng lượng hạt nhân, Thủ tướng còn tuyên bố sẽ “chuyển đổi mạnh mẽ” chính sách của Nhật Bản về sản xuất nhiệt điện than vì đây là nguồn xả ra khí nhà kính chính. Bên cạnh việc phần đông ủng hộ quyết định của Thủ tướng thì vẫn còn nhiều luồng ý kiến quan ngại về vấn đề này vì Nhật Bản hiện đang là quốc gia phát thải carbon dioxide lớn thứ năm thế giới, trước đó, nước này cũng phải hứng chịu chỉ trích dữ dội từ các cơ quan môi trường quốc tế vì tiếp tục xây dựng và cấp vốn cho các nhà máy nhiệt điện than, cả trong và ngoài nước.
Cam kết cũng được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều quốc gia tìm cách không sử dụng carbon. Tháng trước, tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nước tiêu thụ than lớn nhất và cũng là nước đang phát thải carbon nhiều nhất thế giới là Trung Quốc đã công bố kế hoạch đưa lượng khí thải về 0 vào năm 2060.
Tham khảo:
https://www.asahi.com/articles/ASNBV4277NBVUTFK008.html
https://english.kyodonews.net/news/2020/10/1e866f2e6e7f-japan-pushes-ammonia-fuel-as-way-to-aim-for-net-zero-emissions.html
https://www.washingtonpost.com/world/japan-climate-emissions/2020/10/26/b6ea2b5a-1752-11eb-8bda-814ca56e138b_story.html
Theo: isenpai.jp
Nhật Bản đã có gần 100.000 người nhiễm Covid-19
Số ca bị lây nhiễm tăng tại một số khu vực của Hokkaido, Tohoku, phía Bắc Kanto và Okinawa. Nguyên nhân chủ yếu là do các ổ lây nhiễm mới và việc người dân đi lại đến khu vực Tokyo và vùng lân cận, nơi số ca nhiễm chưa giảm, đang duy trì ở mức cao trên cả nước.