Nhật Bản cảnh báo thực tập sinh tránh các hành vi vi phạm pháp luật
Tổ chức quản lý thực tập sinh (TTS) kỹ năng người nước ngoài (OTIT) của Nhật Bản vừa phát đi cảnh báo để tuyên truyền giúp các bạn TTS không bị vướng vào tội phạm. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã khuyến cáo đến các TTS kỹ năng Việt Nam tại Nhật Bản cảnh giác.
Theo OTIT, gần đây có nhiều trường hợp TTS kỹ năng bị các tổ chức tội phạm do những người đồng hương của họ lập nên, dùng các thông tin trên mạng xã hội và Internet để quảng cáo tuyển người, thông qua bạn bè và người quen để dụ dỗ, hoặc bằng những lời đường mật gạ gẫm môi giới việc làm và rủ rê bỏ trốn, lôi kéo vào nhiều loại hình tội phạm khác nhau.
Một khóa học của thực tập sinh Việt Nam trước khi sang Nhật Bản thực tập
Cụ thể, dụ dỗ làm thêm ngoài phạm vi thực tập kỹ năng, bỏ trốn khỏi nơi thực tập để làm công việc khác. Việc này vi phạm Luật quản lý xuất nhập cảnh về tư cách lưu trú của Nhật Bản. Với lý do về nước nên bán hoặc chuyển nhượng cho người khác điện thoại di dộng, thẻ rút tiền, sổ gửi tiền ngân hàng, tài khoản ngân hàng đã dùng từ trước tới giờ bằng tên của mình. Việc này vi phạm Luật phòng chống rửa tiền, Luật phòng chống sử dụng trái phép điện thoại di động của Nhật Bản. Mời chào kiểu như “có thử làm thêm một chút không?”, rồi bảo rút tiền mặt tại máy ATM từ tài khoản mang tên người khác. Vi phạm Luật phòng chống rửa tiền, tội ăn cắp… Mạo danh người khác ký tên vào vận đơn chuyển phát, lừa dối để nhận bưu phẩm của người khác. Việc này phạm tội làm giả con dấu, chữ ký người khác, lừa đảo.
Những hành vi lừa đảo trên có vẻ đơn giản với điều kiện hấp dẫn, mang lại khoản thù lao lớn ngay lập tức, nhưng thực tế tất cả các hành vi đó đều là tội phạm. Tổ chức tội phạm rủ rê các bạn TTS bằng những lời lẽ khéo léo, vì thế có trường hợp khi bản thân người bị rủ rê không hề ý thức được hành vi của mình là phạm tội nên đã thực hiện hành vi đó.
TTS bị tổ chức tội phạm lợi dụng theo các hành vi như trên bị coi là giúp sức cho hành vi phạm tội và sẽ bị cảnh sát bắt giữ với cáo buộc là người phạm tội. Nếu rơi vào tình cảnh như vậy, TTS sẽ không thể thực hiện được mục đích tiếp thu kỹ năng và trở về an toàn, mà sẽ trở thành đối tượng bị trục xuất trong điều kiện bất lợi.
Do đó, OTIT cảnh báo đến các TTS hết sức lưu ý đừng để vướng vào tội phạm như vậy. Nếu biết hoặc chứng kiến những hành vi trên, hãy báo ngay cho cảnh sát.
Theo: hanoi24h
Shinzo Abe trở thành thủ tướng có thời gian cầm quyền liên tục lâu nhất Nhật Bản
Ngày 24/8, Thủ tướng Shinzo Abe đã lập kỷ lục mới khi trở thành Thủ tướng Nhật Bản có tổng thời gian cầm quyền liên tục lâu nhất trong lịch sử nước này với 2799 ngày.