Nhật Bản cần thêm 10 năm nữa để hoàn thành khắc phục hậu quả của thảm họa năm 2011
Trung tâm Tái thiết sẽ tiếp tục thúc đẩy công tác khắc phục tại khu vực Fukushima và cung cấp hỗ trợ cho người dân tại khu vực này và các vùng đông bắc cho tới tháng 3-2023. Theo thống kê của trung tâm này, tính đến 11-3 năm nay vẫn có hơn 46 nghìn người dân chưa thể quay trở về nơi ở cũ sau chín năm xảy ra thảm họa.
Mặc dù hoạt động của Trung tâm Tái thiết được kéo dài, nhưng phạm vi giảm thuế và các biện pháp bãi bỏ quy định đặc biệt khác sẽ được giảm dần, các nguồn lực sẽ được phân bổ có chọn lọc hơn với các khu vực đang thực hiện các nỗ lực tái thiết và với các doanh nghiệp đang vật lộn để vượt qua nỗi sợ của người dân và những tin đồn thất thiệt về phóng xạ.
Các khoản hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản cho công tác xây dựng lại cơ sở hạ tầng sẽ ngừng vào cuối năm tài khóa hiện tại (tháng 3-2021) do việc tái thiết đường sá và nhà ở được coi là đã hoàn thiện đầy đủ.
Theo chính sách cơ bản về tái thiết thảm họa động đất 2011 do Nội các Nhật Bản thông qua hồi tháng 12 cùng năm, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu hoàn thiện việc khắc phục và tái thiết các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất gồm Fukushima, Iwate và Miyagi ở khu vực đông bắc Nhật Bản trong năm năm tài khóa cho đến hết tháng 3-2026, đồng thời vẫn duy trì hỗ trợ cho các khu vực bị tác động của thảm họa hạt nhân.
Theo Kyodo
Tâm sự cựu du học sinh: Du học không chỉ màu hồng với cả người giỏi tiếng
Mình mong tất cả các bạn, sau khi đọc bài này, không cảm thấy e ngại, chùn bước mà sẽ tiếp tục tinh thần muốn đi du học, bởi với mình để thành công khi du học, bạn cần có một sự nỗ lực lớn hơn nhiều lần nỗ lực thông thường. Và khi đó, mọi chông gai đều có thể vượt qua hết.