Nhật Bản: 8 năm sau th.ảm ho.ạ hạt nhân, ‘thị trấn m.a’ ở Fukushima đón người dân trở về
Thị trấn ở Fukushima bị bỏ hoang suốt 8 năm vì ô nhiễm phóng xạ. Ảnh: Uma Sharma
Vào ngày 11/3/2011, sóng thần cao 15 mét xảy ra sau trận động đất kinh hoàng đã làm ngập 3 trong số 6 lò phản ứng trong Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, khiến thị trấn Futaba và Okuma gần đó bị bao phủ trong một đám mây phóng xạ. Đến hôm 10/4 vừa qua, các nhà chức trách Nhật Bản cho biết mức độ phóng xạ ở Ogawara và Chuyashiki của Okuma đã xuống mức 40%, đủ thấp để con người quay có thể sinh sống.
Mức độ phóng xạ hạt nhân ở Okuma hiện ở mức 20 millisievert – giống như mức mà những người làm việc trong các nhà máy điện hạt nhân chịu đựng hàng ngày. Trước thảm họa, con số này chỉ dừng ở mức 1 millisievert, theo AP.
Tổng cộng 160.000 người đã phải chạy trốn khỏi khu vực sau vụ việc dẫn đến ô nhiễm hạt nhân lan rộng. Trong số đó, có ít nhất 10.000 người vốn sống ở Okuma. Chính phủ Nhật Bản cùng với chủ sở hữu của nhà máy Tokyo Electric Power Co., đã làm việc không ngừng nghỉ để khử trùng khu vực kể từ sau thảm họa, loại bỏ lớp đất mặt, chặt cây, và dọn dẹp nhà cửa cũng như làm sạch đường sá.
“Chúng tôi cuối cùng cũng đứng trên vạch xuất phát của sự tái thiết”, thị trưởng Okuma, ông Toshitsuna Watanabe nói với các phóng viên.
Thị trấn đang trở lại trên đôi chân của mình, với một cửa hàng mới, tòa thị chính và 50 ngôi nhà mới mở cửa chính thức vào tháng 5 tới. Tuy nhiên, trung tâm thị trấn, bệnh viện và nhà ga xe lửa vẫn bị giới hạn, nghĩa là cơ sở của thị trấn vẫn bị hạn chế. Tuy nhiên, không rõ bao nhiêu cư dân sẽ quay trở lại. Một cuộc khảo sát năm 2018 cho thấy chỉ có 13% người được hỏi muốn trở về nhà cũ của họ.
Thị trấn Futaba gần đó vẫn còn bị giới hạn nhưng chính phủ cho biết họ hy vọng nó sẽ mở cửa trở lại vào năm 2020.
Nguồn: ĐSPL
Cũng chịu ảnh hưởng thời tiết xấu, vậy mà sân bay Nhật có tỷ lệ đúng giờ cao nhất thế giới, lại còn bonus thêm nhiều chỗ chơi thú vị
Đường hàng không là một tuyến giao thông đặc biệt, phụ thuộc vào thời tiết. Do đó nhiều tình huống nằm ngoài lịch trình không lường trước được là chuyện thường xuyên xảy ra.