Nhật bác tin đồn ông Shinzo Abe rời ghế thủ tướng vì sức khỏe yếu

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định 'vẫn còn quá sớm để nói về thời kỳ hậu Abe'. Thủ tướng Nhật đã 2 lần vào bệnh viện trong 2 tuần liên tiếp làm dấy lên lo ngại văn hóa làm việc gambaru đang hại chính ông.

Các nguồn thạo tin của Reuters tiết lộ ông Abe sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 27-8 để làm rõ các thông tin về 2 lần nhập viện của mình, trong đó có một lần kéo dài hơn 7 tiếng rưỡi.

Nhật bác tin đồn ông Shinzo Abe rời ghế thủ tướng vì sức khỏe yếu - Ảnh 1.

Thủ tướng Abe trông nhợt nhạt khi đến bệnh viện hôm 17-8 - Ảnh: REUTERS

"Vẫn còn quá sớm để nói về 'thời hậu Abe' vì ông ấy vẫn còn hơn một năm nữa mới hết nhiệm kỳ", ông Suga khẳng định trong cuộc họp báo ngày 26-8. Theo Hãng tin Reuters, Chánh văn phòng nội các Suga được xem là một ứng cử viên nặng ký có thể tiếp quản ghế thủ tướng nếu ông Abe từ chức.

Tính đến thời điểm hiện tại, ông Abe là người giữ ghế thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản với thời gian liên tục từ năm 2012 đến nay.

Đồng minh của ông Abe trong Đảng Dân chủ tự do cầm quyền, ông Akira Amari, đã tìm cách xóa tan những lo lắng về sức khỏe của thủ tướng hôm 25-8. Ông Amari khẳng định ông Abe trông "tốt hơn so với giữa tháng 8 và có khả năng sẽ hoàn thành nhiệm kỳ của mình cho đến tháng 9 năm sau".

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura ngày 26-8 cũng lặp lại điều này, khẳng định sức khỏe của ông Abe "rất tốt" và "đã đưa ra nhiều chỉ đạo cho cấp dưới như thường lệ".

Bị chỉ trích vì cách xử lý dịch COVID-19 và một số vụ bê bối liên quan đến vợ, tỉ lệ ủng hộ ông Abe đã sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012, theo Reuters.

Đài CNN nhận định có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến sức khỏe ông Abe bị ảnh hưởng. Nhiều người lo lắng áp lực của đại dịch cùng vấn đề sức khỏe có thể dẫn tới kịch bản năm 2007, khi ông Abe bất ngờ xin từ chức vì lý do sức khỏe.

Một nguyên nhân khác là văn hóa làm việc tới cùng (còn gọi là văn hóa làm việc tới chết) trong lúc khó khăn hay còn được gọi là gambaru, vốn rất phổ biến ở Nhật Bản. Tư tưởng đối đầu với khó khăn và nỗ lực không ngừng cho tới khi vượt qua được nghịch cảnh đã ăn sâu vào người Nhật và thỉnh thoảng dẫn tới những kết cục bi thảm.

Koichi Nakano, giáo sư chính trị tại Đại học Sophia (Nhật Bản), nhìn nhận vấn đề này theo một cách rất chính trị.

Theo: tuoitre.vn

Tags:
Nhật Bản tiếp tục hạn chế về số khán giả dự các sự kiện thể thao

Nhật Bản tiếp tục hạn chế về số khán giả dự các sự kiện thể thao

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản vừa quyết định duy trì mức giới hạn số lượng tối đa khán giả tham dự các sự kiện thể thao và giải trí quy mô lớn ở mức 5.000 người/sự kiện tới cuối tháng 9/2020 bất chấp việc dịch COVID-19 đang có dấu hiệu tạm lắng ở nước này.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất