Người với người quý ở tâm giao, tâm có thiện mới bao dung, thấu hiểu
Đã hẹn với bạn gặp nhau, nhưng tôi từ xa tít tắp đến, bạn lại nói rằng không có thời gian. Tôi hít một hơi thật sâu. Một mình ăn cơm trưa. Sau đó một mình vào quán cà phê đọc sách. Đọc rất lâu, rất lâu…
Lúc đó trong lòng cũng đã bất bình, nhưng suy nghĩ này mất đi rất nhanh. Bạn chắc có việc nên mới như vậy. Sao lại không đặt niềm tin vào bạn chứ?
Bạn lỗi hẹn là sự cố tôi không nghĩ tới. Trong sự cố này, tôi lại có được sự bình tĩnh của cái tâm. Chỉ vì tôi đã loại bỏ được oán trách và ý nghĩ xấu về bạn, nên tôi càng bao dung và thấu hiểu bạn hơn. Giữa người với người, quý là ở tâm giao. Tâm có thiện thì mới có thể đồng cảm và hòa hợp. Con người ai cũng đều muốn được người khác thấu hiểu. Muốn thấu hiểu và bao dung người khác, thì trong tâm ắt phải tràn đầy từ tâm và vô tư, buông bỏ cái tôi, không chú ý đến cảm nhận của cá nhân mình.
Lúc này, tôi đã ngộ ra, gặp cũng được, không gặp cũng được, vẫn cứ cư xử bằng cái tâm an tĩnh. Đó chẳng phải là cái đẹp hay sao? Từ đó tôi đã có sự nâng cao tâm tính, và sự thư thái trong tâm hồn.
Có được tâm thư thái này, bạn có đến hay không đến cũng như nhau. Sao phải so đo được mất cá nhân chứ? Gặp nhau, cũng có lúc vì một mong ước tốt đẹp. Khi không gặp được, lại có được cái tâm thư thái đầy ý nghĩa, chẳng phải là càng tốt hơn đó sao?
Rất nhiều lúc, chúng ta chỉ là khách qua đường vội vã. Tại sao chúng ta cứ thích vết đau lòng chân thực như vậy? Vì mỗi lần thất ý lại mặc sức buồn đau. Nếu cứ như vậy, con tim chúng ta chẳng phải chất đầy u uất, oán hận đó sao? Đau buồn vì người khác đã phụ mình, mong ước của mình không được thỏa mãn, con tim không được an ủi vỗ về, trong lòng cảm thấy cô đơn. Con người đều mong muốn được người khác ghi nhận, được người khác coi trọng, cho dù có biểu lộ ra hay không.
Trong tiềm thức, hoặc ít hoặc nhiều đều như vậy. Con người là con người, cảm nhận trong cái tình, vì yêu, ghét, hận… cái tâm người cứ thế mà xáo trộn không yên.
Sau khi tu luyện tôi mới biết con người vốn là khách nơi cõi này, nhân gian chỉ là khách sạn, lưu trú mấy ngày rồi lại vội vã ra đi. Liệu mình cứ phải dính mắc mãi bởi những cố chấp giận hờn, yêu ghét kia sao?
Nhân gian như quán trọ, tá túc vài ngày rồi lại rời đi, hà cớ chi cứ phải trói buộc bản thân trong những cảm xúc tiêu cực (ảnh minh họa: Pinterest).
Nếu không có vọng niệm, tâm như nước tĩnh lặng, sau khi rũ bỏ bụi trần, thì bản ngã thanh tịnh vốn có mới thực sự là chính mình. Bản ngã thuần khiết, chân thực, tốt lành, tự tại như ý. Thuần khiết không phải là đầu óc đơn giản ngu mê, mà là sự thông tuệ và lý tính.
Ung dung tự tại thì niềm hạnh phúc thư thái này sẽ bao phủ cả tâm hồn. Trái lại, mỗi lần đau buồn sẽ làm cho cái thân tâm này đau đớn, buồn rầu, nhức nhối, cộng thêm bao nhiêu là oán hận và rắc rối. Khi chúng ta mang nhiều oán hận, trên vai chúng ta chẳng phải mang thêm rất nhiều gánh nặng hay sao?
Rất nhiều lúc, chúng ta đều chỉ là khách qua đường vội vã. Thế giới này khổ nạn và lợi ích song hành. Vì để cho mình sống tốt hơn, mọi người đều đang ra sức chống chọi khổ nạn. Tuy nhiên, để có được niềm an ủi tâm lý ngắn ngủi, thì người ta phải đánh đổi bằng vô số nghiệp lực cho mình. Dằn vặt bản thân trong oán hận, chạy theo cuồng vọng và danh lợi, chính là con người đang ngày càng mắc sai lầm trong vô minh.
Một người thư thái tận hưởng cả buổi chiều thất vọng và cô đơn, thì nhất định sẽ là người giàu có về tinh thần, khoáng đạt xem nhẹ các dục vọng.
Nếu chúng ta có phần thư thái, thì chẳng phải sẽ không còn phải nổi trôi trong những con sóng của tâm trạng hay sao? Sẽ không phải dày vò bản thân trong ngọn lửa của oán hận hay sao? Đó chẳng phải là hạnh phúc sao?
Mỗi khi bạn tức giận, bạn hãy thử lý giải và tha thứ, thử gạt bỏ tạp niệm của mình. Thời khắc đó, có lẽ bạn sẽ thấy, lúc này thật là thoải mái dễ chịu, hơn nhiều so với lúc bạn tức giận. Vậy tại sao chúng ta không làm nhỉ?
Học cách thấu hiểu, vứt bỏ dục vọng cá nhân để bao dung thì tấm lòng cũng nhờ đó mà ngày càng rộng mở. Nhẹ nhàng ung dung cười xem mưa gió, lặng nhìn nước triều lên xuống… Đó chính là lý do tại sao mà những người tu luyện, các bậc danh nhân đạo sĩ xưa có thể vượt qua băng tuyết gió sương, phóng khoáng cuộc đời.
Chính là có tấm lòng bao dung và rộng mở, vì vậy mà người tu luyện có thể vượt qua băng tuyết gió sương
Nghĩ đến đây, những giận hờn trong lòng tôi vì bạn đã lỡ hẹn bỗng nhiên tan biến. Thay vào đó là một niềm biết ơn và trân quý. Trân quý một buổi chiều “cô đơn” đã cho tâm hồn tôi lắng lại, và ngẫm nghĩ về kiếp nhân sinh này!
Theo: baohanquoc.com
4 kiểu gia đình không thể khiến con hạnh phúc
Người chồng coi thường vợ, thì tiếng nói của người vợ trong nhà vô giá trị, vai trò dạy con của mẹ sẽ không còn ý nghĩa.