Người Việt thích chen ngang không xếp hàng, họ làm càn vì nhiều người im lặng

Văn hóa xếp hàng của người Việt lâu nay đã bị dư luận lên án khá nhiều. Đây không phải chuyện nông dân, dân thành thị, người ít tiền hay nhiều tiền… mà nằm ở ý thức mỗi người.

Nguyễn Xuân Tuyền (21 tuổi, sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng): Trẻ khỏe hồng hào vẫn thích chen ngang

Hành vi kém văn minh là không xếp hàng của nhiều người xảy ra ở khắp nơi: sân bay, siêu thị, bệnh viện, rạp chiếu phim… Nhiều trường hợp bị nhân viên các nơi đó yêu cầu xếp hàng hoặc không giải quyết nếu cắt hàng. Tôi đánh giá cao dịch vụ của những nơi có nhân viên ứng xử như vậy, tiếp tục lui tới nơi đó và ngược lại.

Nhưng cũng có những nơi chính nhân viên lại là người chen ngang với khách hàng để tính tiền trước.

Thường xuyên đi xe buýt, tôi thấy có nhiều thanh niên ỉ mình nhanh nhẹn, khỏe khoắn, thay vì giúp các người già lên trước thì họ cố tình chen ngang. Những người trẻ, có học thức, bề ngoài sạch sẽ, thơm tho mà cũng chen ngang còn đáng lên án hơn hết.

Tôi quan sát thấy hầu hết mọi người chỉ bày tỏ thái độ khó chịu, ngao ngán mà ít người lên tiếng. Bản thân tôi cũng vậy, trước đây hay im lặng và tự bào chữa rằng chắc họ đang vội. Nhưng hình ảnh kia và thái độ của họ làm mình cứ khó chịu mãi.

Trước đây, tôi chỉ lẳng lặng nhường chỗ cho những người được ưu tiên như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai. Sau này, có những trường hợp tôi lên tiếng nhẹ nhàng nhắc nhở, có người cười xòa biết sai, có người trừng mắt, khó chịu lại nhưng họ không chen nữa, hoặc chen nữa thì tôi báo nhân viên, bảo vệ tại đó can thiệp, tùy tình hình để tránh phiền phức trong khả năng cho phép của mình.

Nguyễn Đức Thịnh (28 tuổi, kỷ sư phần mềm): Truyền thông phải lên án những hành vi này 

Bản thân tôi đã nhiều lần hứng chịu sự thiếu ý thức của rất nhiều người về văn hóa xếp hàng, ở nhiều trường hợp khác nhau.

Mua vé xem phim. Ở đây hầu hết là các bạn trẻ, ai cũng như nhau, không hề có sự ưu tiên cho người già, trẻ em hay phụ nữ mang thai. Vậy mà các bạn cứ ngang nhiên chen lên mua vé trước mà không ngoảnh nhìn phía sau có bao nhiêu con mắt “hình viên đạn” đang nhìn.

Ra vào thang máy. Xếp hàng ở chỗ này không những cần thiết mà còn phải theo trật tự, phải chờ người ở trong ra hết rồi mới bước vào. Nhiều người chen vô song song với người ra, làm cho tất cả mọi người mất thời gian. Hơn nữa, người vào trước không có nghĩa là ra trước, việc này cần tự ngầm hiểu để cư xử văn minh nơi công cộng.

Hiện người dân chưa hình thành được thói quen, văn hóa xếp hàng thì rất cần truyền thông, giáo dục. Cần truyền thông “thông minh hơn”, bắt kịp nhu cầu người dân để “gãi trúng chỗ ngứa”.

Câu chuyện đất nước Thái Lan thay đổi ý thức của người dân trong vòng 10 năm thông qua rất nhiều chiến dịch truyền thông là rất thú vị và đáng học hỏi. Khi xem các sản phẩm truyền thông vừa hài hước vừa mang tính giáo dục, người ta có thể soi chiếu chính mình và thay đổi hành vi.

Theo Tuổi Trẻ

Tags:
Giải ‘Osar cho diễn viên phim người lớn’ ở Nhật

Giải ‘Osar cho diễn viên phim người lớn’ ở Nhật

Tại đất nước sở hữu nền công nghiệp phim khiêu dâm phát triển như Nhật Bản, bên cạnh sự xuất hiện của loạt sao 18+, những giải thưởng tôn vinh đóng góp của diễn viên phim người lớn cũng được ra đời, trong đó có Fanza Adult Award.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất