Người ρɦụ пữ ɱɑпg ɫroпg ɱìпɦ пɦiều căп bệпɦ пguy ɦiểɱ, ɱộɫ ɱìпɦ пuôi ɦɑi coп, cɦồпg bỏ ɫɦeo пgười đàп bà kɦác
Bệnh tật đeo bám người phụ nữ nghèo
Trong phòng bệnh tại bệnh viện Quân y 175, hai mẹ con chị Nguyễn Thị Thúy Phượng, người bị băng mắt, người nằm một chỗ vì đau chân đùm bọc chăm sóc nhau. Thấy chúng tôi bước vào, chị Phượng cố gắng ngồi dậy. Khi được hỏi về những khó khăn của gia đình, chị Phượng buồn rầu tâm sự.
Từ thời chưa lập gia đình cho đến nay, bệnh tật cứ đeo bám người phụ nữ nghèo
Chị Phượng (sinh năm 1988) sinh được hai đứa con trai, đứa lớn là Bạch Minh Phụng (10 tuổi), đứa bé là Bạch Minh Hoàng (6 tuổi). Vợ chồng chị Phượng đến với nhau bằng hai bàn tay trắng, không một mảnh đất để canh tác hoa màu. Hàng ngày, chị đi bán vé số, anh đi phụ hồ, bốc vác kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Khi chưa lập gia đình, chị Phượng đã mang trong mình nhiều căn bệnh quái ác. Vừa chữa xong bệnh u nang buồng trứng, chị tiếp tục bị rộng móng tủy cột sống,... Sau khi sinh con, chị lại mắc bệnh thoái đĩa đệm cột sống, viêm tuyến giáp mãn tính,... Hết căn bệnh này đến căn bệnh khác đeo bám người phụ nữ nghèo. Bao nhiêu tiền kiếm được cũng "đổ" vào chi trả tiền thuốc men, viện phí. Cuộc sống vốn nghèo khó mỗi ngày một cơ cực hơn.
Mang trong mình nhiều bệnh đau nhưng cứ còn đi đứng được ngày nào là chị Phượng cố gắng đi bán vé số để nuôi hai đứa con. Vì chị biết rằng, nếu chị không đi làm, không bán được tờ vé số nào thì hai đứa con sẽ thiếu ăn, thiếu mặc, không được học hành.
Bà Tin dù sức yếu vẫn cố gắng đi chăm sóc con gái những khi lâm bệnh nặng
Tâm sự với chúng tôi, chị Phượng cố nén những nỗi đau vào trong mà kể về những buồn tủi. Vừa mang trong mình những đau đớn, vừa bị chồng ruồng rẫy, người phụ nữ xót xa cho thân phận của mình.
Chị chia sẻ: "Sau một thời gian dài chung sống, anh thấy tôi bị bệnh tật liên miên nên đánh đập, chửi bới thậm tệ. Anh bỏ mấy mẹ con tôi đi theo người khác, đi vài bữa nửa tháng lại về.
Vợ chồng tôi đến với nhau bằng hai bàn tay trắng và sống tạm nhà ngoại. Thời gian đầu chung sống, anh đi làm phụ hồ, bốc vác về còn đưa tôi được vài đồng lo cho con. Nhưng đã mấy năm nay, anh không đưa tôi một đồng nào. Bao nhiêu chi phí nuôi con ăn học, đều tự tôi lo liệu. Ngay cả những ngày lâm bệnh nặng, đau đớn mà vẫn đi đứng được, tôi đều cố gắng đi bán vé số, kiếm ít tiền lo cho con".
Cuộc sống quá bế tắc, chị Phượng nhiều lần đưa đơn ly hôn nhưng chồng không đồng ý và trốn đi biệt tăm. Chị cúi mặt tâm sự: "Cứ mỗi lần đưa đơn ly hôn thì chồng tôi trốn biệt tăm, vài tháng sau trở về, lại tiếp tục đánh đập".
Lâm bệnh nặng, chồng không một lời hỏi han
Khi những căn bệnh thoái hóa cột sống, viêm tuyến giáp mãn tính, u nang buồng trứng,... dần được kiểm soát, chị Phượng lại mắc căn bệnh quái ác khác.
Đầu năm 2018, chân trái của chị Phượng bắt đầu bị sưng và đau. Đi khám ở bệnh viện tỉnh, bác sĩ cho biết chân trái chị có khối u ở vị trí xương chày, phải đi mổ ở bệnh viện trên TP.HCM. Nhà không có tiền, dù cố gắng bán vé số siêng năng thì cũng chỉ đủ tiền mua cơm cháo sống qua ngày, chị Phượng đành mặc cho số phận.
Bà Tin bị tiểu đường, phải đi chích thuốc vào mắt định kỳ để giảm nhẹ tình trạng biến chứng
Bạn bè, hàng xóm láng giềng biết tin, thương tình cảnh của mấy mẹ con nên quyên góp được vài triệu để chị có chi phí đến TP.HCM chữa bệnh. Chị được bác sĩ tại bệnh viện Quân y 175 mổ lấy dịch khối u. Tuy nhiên, một thời gian sau, bệnh lại tái phát, đau đớn khiến chị phải nằm một chỗ.
Mẹ chị là bà Lê Thị Tin cố gắng vay mượn một ít tiền đưa con đi chữa bệnh. Bác sĩ bệnh viện Quân y 175 cho biết, với căn bệnh này, bệnh nhân phải được phẫu thuật cấy ghép xương nhân tạo mới có thể đi đứng được lâu dài và giảm khả năng tái phát. Chi phí cho ca phẫu thuật cấy ghép lên đến 12 triệu đồng khiến chị Phượng điêu đứng, hoàn toàn không biết xoay sở ra sao. Chị Phượng buồn rầu, sợ phải quay trở về quê và nằm một chỗ, không ai nuôi con cái.
Bà Tin đi làm mướn cho mọi người trong làng, bị tiểu đường hơn 20 năm nay. Hiện nay, bệnh đã biến chứng đến mắt và tim. Vừa qua bà bị sốt huyết đáy mắt, viêm giác mạc phải đi chích thuốc định kỳ. Đứa con trai của bà là anh Nguyễn Trung Trực bị mắc bệnh tâm thần, thường xuyên đi lang thang. Khi thấy con lâm bệnh nặng, bà cũng đi theo lên bệnh viện để chăm. Hai mẹ con ai cũng bệnh tật cùng chăm sóc, an ủi nhau vượt qua khó khăn.
Hai mẹ con chị Phượng cùng chăm sóc nhau khi ốm đau bệnh tật
"Khi tôi đi lên đây chữa bệnh, tôi có gọi cho chồng, nói anh cố gắng sắp xếp thời gian về chăm sóc con giúp tôi vài ngày. Thế nhưng anh tỏ thái độ khó chịu, không đồng ý. Tôi phải nhờ ông ngoại trông giúp." - Chị Phượng tâm sự.
Đắng cay hơn, vì gia cảnh quá nghèo khổ, hai đứa con chị Phượng không có tiền đóng học phí. Nhiều lần, hai em phải đối diện với nguy cơ thất học. Thấy mẹ đau bệnh liên tục, hai em đã an ủi: "Mẹ ơi, mẹ ráng vượt qua bệnh tật để sống đời với chúng con".
Người phụ nữ nghèo nhiều lần muốn buông xuôi, mặc cho số phận. Nhưng nghĩ đến hai đứa con thơ cần được chăm sóc, nuôi dạy, chị lại nhắn nhủ mình cố gắng chống chọi với bệnh tật. Ngay lúc này, chị Phượng rất mong nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng để có cơ hội được sống nuôi hai con trai khôn lớn.
3 ɫuyệɫ cɦiêu quảп lý ɫiềп kɦiếп cɦồпg 'ρɦục sáɫ đấɫ', điều ɫɦứ 2 đơп giảп пɦưпg kɦôпg ρɦải ɑi cũпg làɱ được
Yêu пɦɑu và kếɫ ɦôп là ɦɑi cɦuyệп ɦoàп ɫoàп kɦác xɑ пɦɑu. Lúc yêu, ɫiềп bạc có ɫɦể kɦôпg ɫɦàпɦ vấп đề. Nɦưпg kɦi kếɫ ɦôп rồi, пếu kɦôпg kɦôп kɦéo ɫroпg cɦuyệп ɫiềп bạc rấɫ dễ xảy rɑ ɱâu ɫɦuẫп dẫп đếп rạп пứɫ và cuối cùпg là ɫɑп vỡ.