Người nước ngoài lên tiếng về môi trường làm việc “hắc ám” trong công ty Nhật

Made in Japan, thương hiệu làm nên danh tiếng của đất nước Mặt trời mọc xứng tầm thế giới.

Thế nhưng, bên cạnh sự thành công, hiệu quả năng suất cũng như tinh thần làm việc đáng nể phục của người Nhật, vẫn còn nhiều mặt tối chưa được khám phá.

Dưới đây là 5 “bất mãn” của người nước ngoài khi kể về môi trường làm việc thật sự tại doanh nghiệp Nhật.

1.Khó phân biệt đâu là giả tạo và thật lòng

Honne (本音) và Tatemae (建前) là hai lớp mặt nạ tồn tại bên trong mỗi người Nhật. Honne nếu dịch sát nghĩa là tiếng lòng tận sâu con tim, nói nôm na là bộ mặt thật. Còn Tatemae là bức tường chắn dựng cho người khác thấy, hay còn gọi là bộ mặt giả tạo.

Tuy nhiên, việc dùng cách nói “bộ mặt” ở đây không phải để chê trách, ngược lại trong một số trường hợp, sự giả tạo còn giúp mối quan hệ giữa mọi người được tốt đẹp, biến kẻ thù thành bạn. Đó cũng chính là cách sống gắn liền với cốt cách của người Nhật, “Dĩ hoà vi quý”.

Thế nhưng, việc phải trưng ra bộ mặt đó bất cứ khi nào trong môi trường công sở làm một số người Nhật cảm thấy bức bối, huống chi là người nước ngoài.

Ảnh:rocketnews24.com

2.Quan hệ Kouhai -Senpai phiền phức

Cấp trên-cấp dưới là quan hệ tối cao, không thể xem thường trong bất cứ doanh nghiệp nào, nhất là ở các nước có truyền thống lâu đời như châu Á. Tuy nhiên, môi trường công sở ở Nhật Bản còn nặng nề hơn gấp vạn lần khi quan hệ đàn anh – đàn em đã ăn sâu vào tiềm thức của hầu như tất cả người Nhật.

Cùng một chức vụ, tuy nhiên người vào công ty trước sẽ được gọi là đàn anh và ngược lại, những ai mới vào, “còn non nớt” được đính mác “đàn em”. Ở các nước Âu Mỹ, không quan trọng số năm làm việc của bạn bao nhiêu, chỉ cần có năng lực, bạn hoàn toàn có thể vượt mặt “đàn anh” có thâm niên để leo lên vị trí cao. Vì vậy, nhiều người nước ngoài cảm thấy nản lòng khi phải lạch đạch xếp sau và chờ đến lượt mình được thăng chức. Cũng chính vì thế mà bạn có thể thấy một công ty Nhật có hằng hà các chức danh được sinh ra kỳ lạ đến phiền phức.

Ảnh: xn--zcka8byim03mxma.net

3.Có quá nhiều buổi tụ tập

Làm việc trong doanh nghiệp Nhật, từ khi mới vào đến khi kết thúc một năm, đâu đâu cũng thấy tiệc tùng, sự kiện. Nào là Tiệc chào đón nhân viên mới (新入社員の歓迎会), Tiệc chia tay người cũ (退職者の送別会), đến cả tiệc tiễn năm cũ và đón năm mới (忘年会&新年会), du lịch công ty hay sự kiện thể thao…. Nói tóm lại là quá nhiều.

Có khi còn bị cưỡng chế tham gia ấy chứ.

Trong khi ở Mỹ, việc công và tư phân định rõ ràng. Sau khi nghỉ việc hoặc ngày nghỉ phép, tuyệt đối sẽ không phải “sờ” đến bất kỳ công việc nào liên quan. Tuy nhiên ở Nhật thì không thể có chuyện đó.

4. Người thân không thể cùng tham gia các sự kiện 

Có rất nhiều ý kiến cho rằng  :”Việc ở công ty thì ứ đọng, vậy mà gọi thêm bạn bè hay người thân đến giúp đỡ khi có sự kiện lại không được cho phép. Điều này thật kỳ lạ”.

Có lẽ cũng tuỳ mỗi công ty, tuy nhiên ở Mỹ, hầu như khi có tiệc tùng, nhân viên công ty đều có quyền đưa vợ hoặc bạn gái đến cùng tham dự. Cũng vì những quy tắc rườm rà đó mà có nhiều đồng nghiệp làm việc chung với nhau 20 năm, nhưng chưa bao giờ gặp gia đình của đối phương.

Đây chẳng phải là công tư không đúng chỗ sao?

Ảnh: family-romance.com

5. Khó xin phép nghỉ dài ngày

Điều “bất mãn” này không phải nói chung cho tất cả các công ty Nhật, thế nhưng hầu hết việc dồn ngày phép lại và xin nghỉ từ 2-3 tuần là điều rất khó. Đối với người nước ngoài, không phải lúc nào cũng có thể về nước gặp gia đình cách nửa vòng trái đất. Thế nên ai chẳng muốn dành nhiều thời gian hơn một chút, dăm ba ngày quả là không đủ.

Đây có thể là điều khiến người nước ngoài cảm thấy cay đắng nhất khi làm trong doanh nghiệp Nhật. Đối với người sống lâu năm ở đất nước này, họ rút ra được rằng:”Nếu làm việc cho người Nhật, nếu bản thân không chịu chấp nhận mà chỉ khăng khăng giữ lại bản sắc nước mình thì sẽ toàn thấy chán nản và “ngộp thở “trong môi trường đó mà thôi”.

Ngoài ra, dưới đây là một số lời khen của người nước ngoài dành cho doanh nghiệp Nhật.

Thế nhưng, ý kiến của người phụ nữ Brazil về sự thoải mái khi làm việc với người Nhật làm tôi thật sự bất ngờ.

Còn bạn, đọc xong những sự thật trên đây, bạn còn mong muốn được làm việc trong công ty Nhật?

Nguồn: Japo.vn

Tags:
So sánh một ngày làm việc hai công ty Nhật -Việt có gì “hot”?

So sánh một ngày làm việc hai công ty Nhật -Việt có gì “hot”?

Cùng “xuất thân” từ nền nông nghiệp lúa nước, Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng như ăn cơm bằng đũa, lễ hội nông nghiệp cho mùa màng, thơ ca truyền thống, vv..

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất