Người Nhật xử lý chất thải công nghiệp như thế nào?
Theo quy định của tỉnh Shizuoka, chỉ số BOD phải ở mức dưới 5. BOD (Biochemical Oxygen Demand) là một chỉ số và đồng thời là thủ tục được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết oxy trong nước nhanh hay chậm như thế nào. Chỉ số này được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như trong sinh thái học, hay khoa học môi trường.
Nằm dưới chân núi Phú Sĩ thuộc thành phố Susono, nơi khắt khe hàng đầu về quy định xả nước thải ở Nhật Bản, nhà máy Yakult luôn cố gắng xử lý nước dưới mức 3 trước khi thải ra ngoài. Thậm chí, có những ngày mức này đạt số 0,7.
Xử lý nước thải bằng vi sinh vật
Tại nhà máy Fuji Susono của Yakult ở ngoại ô Tokyo, nơi này hiện phối hợp 2 hệ thống xử lý nước thải. Trước tiên đây là hệ thống xử lý theo quy trình bùn hoạt tính. Nước thải thu được sẽ dẫn vào trong hỗn hợp nước bùn có chứa nhiều loại vi sinh vật. Khi tiếp xúc với không khí, các vi khuẩn này sẽ được hoạt tính hóa và phân hủy nước bẩn.
Nhà máy Yakult Fuji Susono Plant, tọa lạc tại ngoại ô Tokyo.
Tiếp đó, nước thải sẽ được chuyển qua hệ thống lọc nước sử dụng vỏ chai Yakult. Bể này chứa khoảng 736.000 vỏ chai Yakult, bên trong và bên ngoài những chiếc chai đều có nhiều vi sinh vật sống bám vào, khi chúng được kích hoạt sẽ giúp phân hủy nước bẩn.
Cả 2 hệ thống xử lý này đều có ưu điểm và khuyết điểm.
Hệ thống bùn hoạt tính có ưu điểm hơn so với hệ thống lọc bằng chai Yakult là năng lực xử lý nhanh hơn. Tuy nhiên, cũng như tên gọi của nó, sẽ phát sinh ra chất thải, là bùn dơ thải ra. Nếu tái chế lượng bùn dơ này thành phân bón cho nông dân thì cũng không gây hại cho môi trường, nhưng vẫn tốn nhiều chi phí.
Ngược lại, hệ thống xử lý bằng vỏ chai cũng có khuyết điểm so với hệ thống bùn hoạt tính là năng lực xử lý chậm hơn. Nhưng ưu điểm của hệ thống này là hầu như không phát sinh ra chất thải. Hơn nữa, cũng không tốn nhiều chi phí. Vì vậy, hiện tại đây là hệ thống rất được cơ sở chú ý đến vì vừa thân thiện với môi trường, vừa không tốn chi phí.
Giáo sư - bác sĩ Minoru Shirota, sáng lập viên tập đoàn Yakult.
Đối với nước bẩn bao gồm các chất tẩy rửa, các sản phẩm làm từ sữa (có màu trắng sữa), phần nước thải này được xử lý bằng quy trình bùn hoạt tính, kế đó sẽ lọc qua hệ thống vỏ chai Yakult, chuyển qua bồn lắng và thải ra ngoài.
Tái chế 100% rác thải
Mỗi ngày, nhà máy Fuji Susono sản xuất 1 triệu sản phẩm. Việc phân loại rác thải không hề đơn giản. Hàng ngày, rác thải được phân ra thành 50 loại để xử lý, và hầu hết đều được tái chế để sử dụng.
Tất cả rác thải như nhựa, giấy… đều được phân loại cụ thể. Số này được xử lý và tái chế thành nhiều vật dụng khác nhau, như bộ dụng cụ học sinh. Những loại nhựa sau khi tái chế được đánh giá hoàn toàn vô hại.
Chia sẻ về việc bảo vệ môi trường, ông Takeshi Okamoto, giám đốc nhà máy Fuji Susono của Yakult tại Nhật Bản, cho biết: “Chúng tôi ý thức được các hoạt động sản xuất tại nhà máy đều gây ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng rút ngắn thời gian sản xuất, để hạn chế sử dụng năng lượng, gây ảnh hưởng đến môi trường.
Do những sản phẩm chúng tôi sản xuất được người tiêu dùng đưa vào miệng dùng trực tiếp, nên việc quản lý vệ sinh được tuân thủ rất triệt để. Vì thế các kỹ sư, nhân viên làm việc ở đây cũng phải sẵn sàng kể cả một sợi tóc hoặc một hạt bụi cũng được khử trùng trước khi bắt đầu công việc”.
Rác thải tại nhà máy được tái chế thành sản phẩm hữu ích.
Sau các công đoạn máy móc, hàng ngày, các kỹ sư phải trực tiếp tiến hành vệ sinh bằng bàn tay con người để kiểm tra mức độ sạch sẽ sau khi vệ sinh bằng máy. “Mặc dù, đây là công việc không hề dễ dàng, nhưng với trách nhiệm cũng như sứ mệnh của mình, các kỹ sư rất vui vẻ, sẵn sàng thực hiện mỗi ngày”, ông Okamoto phân tích.
Yakult là nhà máy sản xuất sữa uống lên men và các thực phẩm lợi khuẩn được xem là một trong số 12 nhà máy có quy mô lớn nhất Nhật Bản. Nhà máy này bắt đầu đi vào vận hành sản xuất từ năm 1986, sản lượng mỗi ngày khoảng 1 triệu chai.
Yakult đã nghiên cứu đưa ra cách xử lý xả thải môi trường thân thiện, không sử dụng các chất độc hại, không hoá chất… và duy trì được tính bền vững cho nhà máy.
Theo: news.zing.vn
Phân biệt giữa "bận" và "hiệu quả": Lời đáp cho câu hỏi: "Sao cả ngày chẳng được tích sự gì?"
Năm 1954, cố tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã từng phát biểu: "Tôi có hai vấn đề: một cái quan trọng, và một cái gấp gáp.