Người Nhật đang dần quên cách mặc Kimono? Mặc Kimono như nào cho đúng
Vào năm 1860 – thời điểm du nhập văn hóa Tây Âu – do ảnh hưởng của văn hóa, đời sống và trang phục được Âu hóa nên người Nhật ít có dịp mặc Kimono. Hiện nay, họ chỉ còn mặc Kimono trong những sự kiện truyền thống quan trọng như lễ Tết, lễ Seijinshiki, lễ Shichi-go-san, lễ cưới hoặc đám tang,…
Một trong những nguyên nhân khiến người Nhật ngày càng xa rời Kimono chính là sự khó khăn khi mặc. Tự mặc Kimono là một việc rất nhọc nhằn, dù chúng ta có thể học Kitsuke – cách mặc Kimono từ sách hoặc internet. Ngày xưa, những cô gái thường được bà và mẹ dạy Kitsuke, nhưng bây giờ đa số thường đến những trường chuyên môn để học. Ngoài ra, người Nhật cũng thường đem Kimono của mình đến những beauty salon nhờ nhân viên mặc giúp hoặc thuê một bộ với đầy đủ phụ kiện ở cửa hàng cho thuê Kimono, tất nhiên nhân viên cũng sẽ mặc giúp bạn.
Có khá nhiều loại Kimono dành cho những sự kiện và đối tượng khác nhau, như Furisode dành cho những cô gái chưa lập gia đình, Komon để mặc trong những dịp quan trọng như dự tiệc ở nhà hàng hay dạo phố, Yukata cho những lễ hội mùa hè,… Theo đó văn hoa và họa tiết cũng vô cùng phong phú và đa dạng từ in đến thêu tay.
Khi chiêm ngưỡng một bộ Kimono, bạn vẫn sẽ cảm nhận rõ rệt văn hóa, lịch sử Nhật Bản trên từng chi tiết. Để mặc Kimono cần rất nhiều phụ kiện đi kèm, như Nagajuban – lớp áo lót mặc trong Kimono, các thắt lưng cố định và trang trí Obiage và Obijime, dây Koshihimo, dây Datejime, miếng Obiita, dép Zouri… Một bộ Kimono với đầy đủ phụ kiện đi kèm rất đắt tiền, có thể lên đến trăm vạn yên. Vì vậy mà Kimono được xem là Isshou – mono, bộ trang phục truyền thống không chỉ dùng cho bản thân mà còn truyền lại cho con cháu sau này.
Để mặc một bộ Kimono, không những đòi hỏi người mặc phải thuộc lòng rất nhiều bước mà còn phải am hiểu ý nghĩa của từng chi tiết nhỏ nhặt. Dưới đây là những bước cơ bản khi mặc loại trang phục tinh tế và ẩn chứa nhiều ý nghĩa này.
A. Một bộ Kimono gồm có:
1. Obi-jime (帯締め) – dây cột trang trí, tạo điểm nhấn cho Obi
2 + 3. Date-jime (伊達締め) hay Date-maki (伊達巻き) – dây quấn cố định, gồm 2 miếng
4. Obi-makura (帯枕) – “gối” luồn phía sau của Obi
5. Vớ Tabi
6. Obi-ita (帯板) – tấm lót tạo dáng phẳng đẹp cho Obi
7. Dây cột Koshi-himo (3 sợi)
8. Obi-age (帯揚げ) – vải trang trí cho Obi
9. Thắt lưng Obi (帯)
10 + 11. Đồ lót chuyên dụng Nagajuban (長襦袢)
*Số lượng tùy cách mặc
B. Trình tự mặc Kimono
C. Thế nào là một bộ Kimono đẹp?
Nguồn: Kilala.vn
Vì sao con gái Nhật mặc Kimono ‘kín như bưng’ nhưng lại để hở duy nhất phần này?
Trên những con đường cổ kính của Kyoto, thời gian dường như ngưng lại trên những mảng rêu xanh của những khu thành cổ, trong màu nâu nhuộm đẫm ánh thời gian của những ngôi nhà gỗ, và trên cả những cô gái đang nhẹ bước trên đường, trong bộ Kimono rực rỡ. “Kín cổng cao tường”, đầy tính khuôn phép, nhưng trong những bộ đồ truyền thống này, phụ nữ Nhật Bản vẫn toát lên vẻ yêu kiều, nữ tính. Bí quyết của họ nằm ở đâu?