Người dân Nhật Bản được nghỉ những ngày lễ nào trong năm?

Bạn đang công tác hay làm việc tại Nhật Bản hay có ý định sang du học thì những thông tin về văn hóa ứng xử, lịch biểu của người Nhật là những điều không thể bỏ qua.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp tới các bạn các thông tin cụ thể về các dịp nghỉ lễ trong năm của người Nhật.

Khi làm việc hay du học tại Nhật Bản, không chỉ học các nét văn hóa, ứng xử giao tiếp hàng ngày của người Nhật mà việc bạn nắm được lịch nghỉ các ngày lễ trong năm của người Nhật là rất cần thiết.

nguoi-dan-nhat-ban-duoc-nghi-nhung-ngay-le-nao-trong-nam

Các ngày lễ ở Nhật Bản được thiết lập dựa theo Luật ngày lễ (国民の祝日に関する法律 Kokumin no Shukujitsu ni Kansuru Hōritsu?) năm 1948 (đã tu chỉnh). Một điều luật trong luật này quy định nếu một ngày lễ rơi vào ngày Chủ nhật thì ngày làm việc kế tiếp sẽ là ngày lễ. Ngoài ra, nếu một ngày nào đó (trừ ngày Chủ nhật và các ngày lễ) xen vào giữa hai ngày lễ thì ngày đó cũng trở thành ngày nghỉ lễ.

Trước khi Nhật Bản chấp nhận sử dụng lịch Gregory vào năm 1873 thì những ngày lễ của nước này được tính dựa theo âm dương lịch Trung Quốc. Chẳng hạn, Ngày đầu năm mới khi đó được tổ chức vào đầu mùa xuân, tương tự như ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Nhật Bản có tất cả 15 ngày lễ quốc gia được Chính phủ công nhận.

Danh sách các ngày lễ tại Nhật Bản trong 1 năm

Ganjitsu – Tết nguyên đán(Tết dương lịch 1/1)

Seijin no Hi – Lễ thành niên(Ngày thứ 2 của tuần thứ 2 tháng 1)

Kenkoku Kinen no Hi – Ngày quốc khánh(11/2)

Shumbun no Hi – Ngày xuân phân(20/3)

Kempo Kinenbi – Ngày hiến pháp Nhật(3/5)

Midori no Hi – Ngày cây xanh(Hay ngày Chiêu hòa 4/5)

Kodomo no Hi – Ngày thiếu nhi(5/5)

Umi no Hi – Ngày hải dương(Ngày của biển – rơi vào ngày thứ 2 tuần thứ 3 của tháng 7)

Yama no Hi – Ngày của núi(11/8)

Tuần lễ Obon(13-15/8)

Keiro no Hi – Ngày kính lão(Ngày thứ 2 tuần thứ 3 tháng 9)

Bunka no Hi – Ngày thể dục thể thao(Rơi vào ngày thứ 2 của tuần thứ 2 tháng 10)

Bunka no Hi – Ngày văn hóa(3/11)

Kinro Kansha no Hi – Ngày tạ ơn lao động(23/11)

Tenno Tanjyobi – Ngày sinh nhật Thiên Hoàng(23/12)

1.Tết Nguyên Đán (1/1) – Ganjitsu

Không khí Tết Nguyên Đán(1/1) tại Nhật Bản

Không khí Tết Nguyên Đán(1/1) tại Nhật Bản

Đây là ngày lễ quan trọng nhất của Nhật Bản và được người dân chuẩn bị rất chu đáo. Là một quốc gia ở Đông Bắc Á nhưng kể từ khi có cuộc Cải cách Duy Tân do Thiên Hoàng Minh Trị Meiji tiến hành thành công vào năm 1868, nước Nhật đã có truyền thống đón mừng Tết Nguyên Đán theo năm mới dương lịch như những người phương Tây.

Người dân Nhật Bản sẽ được nghỉ làm hành chính vào ngày 30/12 của năm cũ để sắm sửa chào đón năm mới. Lịch nghỉ Tết thường kéo dài từ 30/12 đến ngày 4/1. Đôi khi, không khí Tết Nguyên Đán tại Nhật còn được kéo dài tới giữa tháng riêng nhằm đúng ngày Tết thành niên.

2. Lễ thành niên hay lễ trưởng thành -Seijin no Hi(Thường vào ngày 15/1)

Là một ngày lễ ở Nhật Bản diễn ra vào ngày thứ Hai của tuần thứ hai tháng Giêng hàng năm, được tổ chức từ năm 1948. Nó được tổ chức nhằm đánh dấu giai đoạn của tất cả những người vừa đạt đến tuổi trưởng thành trong năm rồi và giúp họ nhìn nhận bản thân đã trở thành người lớn.

Buổi lễ thành niên cho các trẻ mới lớn tại Nhật Bản

Buổi lễ thành niên cho các trẻ mới lớn tại Nhật Bản

Hoạt động của ngày lễ gồm có nghi thức Thành Nhân tổ chức ở các văn phòng địa phương và vùng nhằm định hướng cho các thanh niên lập nghiệp và sẽ hạn chế sống dưới sự đùm bọc của cha mẹ, và buổi tiệc sau đó với gia đình và bạn bè.

Vào ngày này, phụ nữ Nhật thường mặc quốc phục kimono đắt tiền nhất với một vòng bông ở cổ, nam giới thì mặc kimono hay là bộ áo màu đen.

3. Ngày quốc khánh(11/2) – Kenkoku Kinen no Hi

Người dân Nhật Bản háo hức chào mừng Lễ Quốc Khánh(11/2)

Người dân Nhật Bản háo hức chào mừng Lễ Quốc Khánh(11/2)

Lễ Quốc Khánh là một ngày đại lễ quốc gia của Nhật Bản vào đúng ngày 11/2. Theo nguồn lịch sử thì vào năm 660 Trước Công Nguyên, vị Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật Bản đã lên ngôi vào ngày 11/2. Từ đó, ngày 11/2 hàng năm đã được chọn là Quốc Khánh của Nhật Bản. Lễ Quốc Khánh là 1 trong 4 ngày lễ quan trọng của người Nhật gồm: Tết Nguyên Đán(1/1), Lễ Quốc Khánh(11/2), Ngày Hiến pháp(3/5), ngày sinh nhật Thiên Hoàng(23/12).

4. Ngày xuân phân (20/3) – Shumbun no Hi

Ngày xuân phân tại Nhật Bản - mọi người sẽ đi tảo mộ, thăm viếng người thân đã mất về đoàn tụ với gia đình

Ngày xuân phân tại Nhật Bản – mọi người sẽ đi tảo mộ, thăm viếng người thân đã mất về đoàn tụ với gia đình

Ngày xuân phân được xem là ngày để mọi người trong gia đình đoàn tụ với nhau. Ngày này cũng được tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi đó vào ngày này các thành viên trong gia đình ở mọi nơi sẽ tụ họp về nhà sau đó đi tảo mộ, tưởng niệm các thân nhân đã quan đời. Đây được xem là nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ của người Nhật.

5. Ngày hiến pháp Nhật(3/5) – Kempo Kinenbi

Vào ngày 3/5/1947, Hiến Pháp Nhật đã được ban hành và ngày 3/5 hàng năm từ đây đã trở thành Ngày Hiến pháp Nhật. Sự kiện này đã đánh dấu sự ra đời của một thể chế mới chính thức có hiệu lực sau thế chiến thứ 2.

Ngày 3/5 hàng năm được chọn là ngày Hiến Pháp Nhật Bản

Ngày 3/5 hàng năm được chọn là ngày Hiến Pháp Nhật Bản

6. Ngày cây xanh hay ngày Chiêu hòa(4/5) – Midori no Hi

Ngày 29/4 là ngày sinh của cố Hoàng Đế Chiêu Hòa. Trước năm 2007 thì ngày này được gọi là ngày Xanh. Tuy nhiên đến sau khi Hoàng Đế Chiêu Hòa mất người Nhật đã lấy ngày này trở thành ngày lễ giữ gìn màu xanh của thiên nhiên. Bởi theo người Nhật, màu xanh thiên nhiên là màu xanh của sự sống, người Nhật tin rằng sự sống của vị Hoàng đế này luôn hiện diện trong cuộc sống của họ.

Hiên tại Nhật người Nhật kỷ niêm ngày này vào ngày mồng 4/5. Ngoài ra, ngày Chiêu Hòa còn là một phần của tuần lễ Vàng.

Cố Hoàng Đế Chiêu Hòa(Nhật Bản)

Cố Hoàng Đế Chiêu Hòa (Nhật Bản)

7. Ngày tết thiếu nhi (5/5) – Kodomo no Hi

Đây là ngày lễ để người Nhật cầu sức khỏe và hạnh phúc cho những đứa trẻ(Ở nước ta ngày tết thiếu nhi là ngày 1/6). Ngày này còn được là ngày lễ “Đoan Ngọ” của người Nhật. Ngày này là ngày lễ dành riêng cho những bé trai (ngày của các bé gái là ngày 3/3) Người Nhật thường treo cờ cá chép vào ngày này. Ngày này cũng là một phần của tuần lễ vàng.

Ngày lễ tết thiếu nhi tại Nhật Bản(5/5)

Ngày lễ tết thiếu nhi tại Nhật Bản(5/5)

8. Ngày Hải dương hay ngày Biển cả – Umi no Hi

Ngày Hải dương tại Nhật rơi vào ngày thứ 2 tuần thứ 3 tháng 7 hàng năm. Đây là ngày lễ tạ ơn những gì biển đang ban cho con người, được tổ chức để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng cũng như nhằm nâng cao ý thức của người dân Nhật về tầm quan trọng của biển với sự tồn tại và phát triển của quốc đảo này.

Ngày này cũng có gốc gác lịch sử từ sự kiện Thiên Hoàng Minh Trị Meiji từ Hokkaido trở về an toàn bằng thuyền vào năm 1876.

nguoi-dan-nhat-ban-duoc-nghi-nhung-ngay-le-nao-trong-nam7

9. Ngày của Núi(11/8) – Yama no Hi

Ngày này được thực hiện từ năm 2016, tăng thêm một ngày nghỉ quốc dân, thể hiện ý nguyện tạo thêm cơ hội gần gũi với thiên nhiên. Kanji ( Hán tự trong ngôn ngữ viết của Nhật) cho “số 8” タム giống với hình 2 cái sườn của ngọn núi. Các chính quyền đô thị tự trị cũng đã chỉ định ngày này tôn vinh những ngon núi.

nguoi-dan-nhat-ban-duoc-nghi-nhung-ngay-le-nao-trong-nam8

10. Tuần lễ Obon(13-15/8)

Lễ Obon còn gọi là lễ Lễ Vu lan (hay còn gọi là Lễ xá tội vong nhân vào dịp rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm của Việt Nam) diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch (tháng 8 dương lịch).

Vào kỳ nghỉ lễ Obon, các gia đình Nhật Bản thường quây quần lại với nhau trong một đợt nghỉ khá dài. Kỳ nghỉ này thực sự là những ngày gia đình đối với những người Nhật Bản. Trong dịp này, hầu hết những người đang ở xa đều về thăm cha mẹ, ông bà của mình, hoặc đi viếng mộ những người thân trong gia đình.

Tuần lễ Obon tại Nhật Bản - Lễ Vu Lan

Tuần lễ Obon tại Nhật Bản – Lễ Vu Lan

11. Ngày kính lão – Keiro no Hi

Ngày kính lão ở Nhật rơi vào ngày thứ 2 tuần thứ 3 tháng 9. Đây là ngày mà người Nhật dành để tỏ lòng kính trọng đối với những người cao tuổi, chúc thọ. Ngày này được người Nhật đặt ra từ năm 1966.

nguoi-dan-nhat-ban-duoc-nghi-nhung-ngay-le-nao-trong-nam10

12. Ngày thể dục thể thao – Bunka no Hi

Ngày thể dục thể thao diễn ra vào thứ 2 của tuần thứ 2 tháng 10, ngày này được nước Nhật áp dụng từ năm 1966 để kỷ niệm sự kiện thể thao Olympic Tokyo 1964. Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngày này được xem là ngày hết sức bình thường trong năm ngoại trừ những người làm nghề thể thao.

Nhưng tại Nhật, đây là ngày lễ khuyến khích các phong trào, hoạt động thể dục, thể thao, cho nên đây cũng là một nét văn hóa truyền thống của người Nhật, vì theo họ có sức khỏe làm việc mới hiệu quả.

Nhiều hoạt động thể dục thể thao diễn ra trong ngày thể dục thể thao Nhật

Nhiều hoạt động thể dục thể thao diễn ra trong ngày thể dục thể thao Nhật

13. Ngày văn hóa(3/11) – Bunka no Hi

Đất nước Nhật Bản luôn được biết đến là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa cái mới và cái cũ tạo nên những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản.

Diễn ra vào mồng 3/11. Đây là ngày lễ mang ý nghĩa khuyến khích sự hưng thịnh và phát triển của nền văn hóa truyền thống và tình yêu tự do, hòa bình. Những trường học và chính phủ Nhật Bản sẽ chọn những người có thành tích xuất sắc

Nét văn hóa của Nhật Bản luôn khác biệt so với thế giới và là niềm tự hào của xứ sở Hoa Anh Đào

Nét văn hóa của Nhật Bản luôn khác biệt so với thế giới và là niềm tự hào của xứ sở Hoa Anh Đào

14. Ngày tạ ơn người lao động (23/11) – Kinro Kansha no Hi

Khi Nhật Bản bước vào thời kỳ Minh Trị Duy Tân(1873), dưới chính sách chuyển đổi thời gian hoàn toàn theo lịch dương, Niinamesai cũng được tổ chức theo lịch dương. Cũng trong năm này, ngày Mẹo thứ 2 của tháng 11 âm lịch rơi vào ngày 23 tháng 11 dương nên triều đình quyết định chọn mốc thời gian này để tổ chứ Niinamsai hàng năm.

nguoi-dan-nhat-ban-duoc-nghi-nhung-ngay-le-nao-trong-nam13

Tuy nhiên, sau khi bản Hiến pháp mới với sự can thiệp của Mỹ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3/11/1947, Niinamsai không còn được xem là nghi lễ của hoàng gia nữa. Nó chính thức được đổi tên thành “Ngày tạ ơn lao động” và trở thành một ngày lễ quan trọng trong năm.

Vào ngày lễ này thường đề cao giá trị của sức lao động và cảm tạ một mùa vụ bội thu. Ngày lễ này thông thường sẽ được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, trong ngày này người dân sẽ hiến tặng những sản vật vừa mới thu hoạch để tỏ lòng kính trọng và cảm tạ đối với thần thánh. Ngày lễ này tương đương với ngày lễ Tạ Ơn ở phương Tây.

15. Sinh nhật của Thiên Hoàng(23/12) – Tenno Tanjyobi

Thiên Hoàng (天皇/ てんのう Tennō?) còn gọi là Ngự Môn (御門/ みかど?) hay Đế (帝), là tước hiệu của Hoàng Đế Nhật Bản. Sinh ngày 23/12/1933 là con trai trưởng và là người con thứ 5 của cố Thiên Hoàng Chiêu Hòa. Thiên hoàng là người đứng đầu Hoàng gia Nhật Bản.

Thiên Hoàng Nhật Bản và Phu nhân của mình

Thiên Hoàng Nhật Bản và Phu nhân của mình

Ngày 23/12 hàng năm là ngày lễ nhân dịp sinh nhật của Nhật hoàng hiện nay, người dân tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ để bày tỏ tấm lòng đối với Nhật hoàng.

Sau năm 1945, Thiên hoàng không còn thực quyền mà chỉ là người đứng đầu quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến. Thiên hoàng được xem như là biểu tượng của đất nước Nhật Bản và được người dân Nhật tôn kính. Thiên hoàng còn có vai trò là Giáo chủ của Thần đạo Nhật Bản. Trong lịch sử, chỉ có một trường hợp có một không hai là Dụng Minh Thiên hoàng đi lễ Phật ở chùa năm 585.

Nguồn: japan.net.vn

Tags:
Số bệnh nhân cúm trên toàn quốc tăng đến mức báo động!

Số bệnh nhân cúm trên toàn quốc tăng đến mức báo động!

Số bệnh nhân cúm trên mỗi cơ sở y tế tại Nhật Bản đã vượt quá mức báo động là 30, tính đến Chủ nhật tuần trước, điều này cho thấy một sự bùng phát mạnh mẽ của căn bệnh, theo thông tin từ Bộ Y tế.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất