Mùɑ ɦè, bác sĩ cũпg dùпg đỗ xɑпɦ để giải пɦiệɫ, ɫɦải độc cɦo cả пɦà ɱìпɦ: Kɦuyêп ɫấɫ cả пêп biếɫ
Cơ mà từ hồi đọc báo và biết tới công dụng thải độc, thanh nhiệt của đậu xanh, mình thường xuyên sử dụng. Sau đó, số lượng mụn mọc lên ít hơn hăn so với những năm trước đó ấy mọi người. Thiết nghĩ, tầm này dịch nghiêm trọng thì còn gì quý hơn sức khỏe đâu. Mà muốn cơ thể khỏe mạnh thì phải thải sạch độc tố ra ngoài đi.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Chuyên gia ví đậu xanh như một ‘máy quét độc tố’ giúp làm sạch cơ thể, hạ nhiệt, thích hợp trong những ngày nắng nóng
Đậu xanh từ lâu đã được sử dụng để làm thuốc. Cuốn ‘Nam dược thần y’ của anh y Tuệ Tĩnh có viết: Đậu xanh không độc, có tác dụng thanh nhiệt, có thể làm sạch, mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị nhiều bệnh…
Đề cập tới tác dụng giải độc của đậu xanh, cuốn ‘Bản thảo cương mục’ của Lý Thời Trân (thời Minh) cũng có ghi lại: nếu ăn uống bị ngọ độc, buồn bực trong người thì có thể dùng đậu xanh để chữa trị. Nó có thể giúp thải độc rất tốt khi không may uống phải thủy ngân, thạch tín…, ngộ độc thức ăn, sắn, nấm…
Theo BS. Phạm Thị Thục (Nguyên Trưởng phòng khám Nhi và Tư vấn dinh dưỡng – BV Bạch Mai) cho biết: Chúng ta cần thải độc hàng ngày. Việc này giúp cơ thể không bị tích trữ độc tố. Có thế thì bạn mới khỏe mạnh được. BS. Thục cũng cho biết: Hàng ngày, bà vẫn đưa ra thực đơn thanh lọc cho gia đình và tư vấn cho người bệnh, đó là sử dụng đậu xanh. Sử dụng đậu xanh để thanh lọc cơ thể là cách vô cùng tốt mà lại rẻ tiền, tiết kiệm, an toàn với cả người lớn và trẻ em.
Đồng tình với ý kiến này, BS. Nguyễn Quốc Oai (Trưởng khoa Đông y – Bệnh viện Phối Nối, Hưng Yên) cho biết: Trời nắng nóng mà dùng đậu xanh để giải nhiệt là rất tốt. Bởi từ lâu nó đã được sử dụng như một vị thuốc trong Đông y.
Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát với công dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng, giảm sưng đau. Đậu xanh thường được dùng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát, thải độc cho gan, thận…
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Y học hiện đại cũng chứng minh: Trong đậu xanh có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Không chỉ giàu protid, tinh bột, chất béo, chất xơ mà đậu xanh còn có nhiều vitamin E, B, C, tiền vitamin A, vitamin K, axit folic cùng nhiều khoáng chất như: Ca, Cu, K, Na, Fe…
Không chỉ giúp làm sạch cơ thể, đậu xanh còn rất tốt cho tim mạch, có thể phòng ngừa ung thư.
Một số cách sử dụng đậu xanh để thanh lọc cơ thể, giải nhiệt ngày nắng
Đậu xanh thường được dùng thông qua một số cách sau:
+ Nấu cháo đậu xanh: Các mẹ cũng có thể kết hợp nấu cháo đậu xanh sắn dây để tăng hiệu quả thanh nhiệt thải độc, tiêu thử lợi thủy, giải khát.
Các mẹ lấy ít gạo và đậu xanh vo sạch, nhặt hạt hỏng đi. Sau đó, cho vào nồi ninh tới khi chín nhừ là có thể nêm nếm gia vị vừa ăn.
+ Cháo đậu xanh lá sen:
Món này rất thích hợp cho việc bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, phòng béo phì… Cách nấu rất đơn giản, chỉ lấy lá sen rửa sạch, cắt nhỏ ra rồi cho vào nồi nấu sôi, lấy nước. Tiếp đó, dùng nước này để ninh gạo với đậu xanh, tới khi chín nhừ thì lấy ra ăn.
+ Uống nước đậu xanh:
Nước đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt, vô cùng thích hợp với những ngày nắng nóng như hiện tại.
Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cho đậu xanh vào rang đều tay trong 10 phút rồi tắt bếp, lấy đậu xanh ra. Tiếp đó, bạn cho nước và đậu xanh vào trong nồi, đun lửa nhỏ tới khi nước sôi và đậu xanh nở ra thì chắt lấy nước uống. Hoặc đơn giản hơn là sau khi rang lên, bạn cho đậu xanh vào bình hãm như hãm trà rồi uống là được.
Nên dùng bao nhiêu đậu xanh mỗi ngày?
Theo các chuyên gia, tuy đậu xanh tốt nhưng không phải dùng bao nhiêu cũng được. Với người lớn, bạn chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần 1 cốc. Với trẻ em thì tùy thuộc vào cơ địa cụ thể để cho ăn. Bé từ 2 – 3 tuổi có thể ăn đậu xanh. Tóm lại, không nên ăn nhiều đậu xanh quá vì nếu không sẽ dễ bị bệnh dạ dày, đường ruột, trướng bụng…
Đỗ đeп ɫốɫ đếп ɱấy cũпg có 4 đối ɫượпg kɦôпg пêп ăп, 5 sɑi lầɱ ρɦải ɫráпɦ: Đừпg để siпɦ bệпɦ ɫậɫ
Hè đếп пêп cɦắc пɦiều ɱẹ ɦɑy пấu пước đỗ đeп ăп cɦo ɱáɫ пɦỉ? Nɦà eɱ ɫrước cũпg ɫɦế đó ạ, ôi, lúc пào cũпg cɦo rằпg пước đỗ đeп cực ɱáɫ và bổ, ɑi uốпg cũпg đều được, đều ɫốɫ cả. Vậy пɦưпg kɦôпg ρɦải đâu các ɱẹ ơi. Hôɱ ɫrước eɱ đưɑ bé lớп đi ɫiêɱ ρɦòпg rồi пgồi пói cɦuyệп với cô bác sĩ kɦáɱ cɦo coп ɫɦì cô có kɦuyêп là ɫrẻ пɦỏ, đặc biệɫ là đɑпg uốпg пɦiều ɫɦuốc пữɑ ɫɦì kɦôпg пêп uốпg пɦiều пước đỗ đeп đâu. Bác ấy bảo dạ dày bọп ɫrẻ còп yếu, uốпg пɦiều пước đỗ đeп kɦôпg ɫốɫ.