Một số quy tắc ứng xử cơ bản ở Nhật

Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng có nhiều phép tắc và luật lệ. Khi tiếp xúc với đời sống văn hóa của người Nhật, không chỉ người phương Tây mà ngay cả người Châu Á vẫn ít nhiều cảm thấy “choáng ngợp”. Vì thế, cho dù bạn đến Nhật để du lịch hay sống và làm việc lâu dài thì cũng nên tìm hiểu trước để biết cách mà ứng xử cho đúng mực. Dưới đây là một số quy tắc sơ đẳng mà bạn cần biết để tránh phạm những lỗi khó xử khi giao tiếp ở Nhật.

1. Học tiếng Nhật

Bạn nên dành thời gian học tiếng Nhật càng nhiều càng tốt. Cho dù bạn chỉ đi du lịch vài ngày thì việc “bỏ túi” một ít vốn liếng tiếng Nhật sẽ làm cho chuyến đi của bạn trở nên thú vị hơn. Tiếng Nhật có rất nhiều cách nói khác nhau nên bạn cần phải học mới biết khi nào nên dùng và sử dụng như thế nào mới đúng. Đây cũng là chìa khóa cho những người sống lâu dài ở Nhật Bản. Hầu hết người Nhật đều sẵn sàng dạy cho bạn ngôn ngữ của họ.

2. Trong bữa ăn

Học hỏi về phép tắc trên bàn ăn của người Nhật không khó lắm, chỉ cần bạn nhớ một số quy tắc đơn giản dưới đây:

• Không được cắm đũa vào chén cơm và để lại đó, hoặc dùng đũa gắp thức ăn cho người khác. Đây là hai hành vi chỉ diễn ra tại đám tang, do đó không nên làm trong bữa ăn.

• Tạo ra tiếng động trong khi ăn cũng không sao. Trên thực tế, có nhiều gia chủ lại cảm thấy vui khi nghe tiếng húp mì xì xụp của bạn. Điều đó chứng tỏ đồ ăn rất ngon miệng.

• Nếu một phần thức ăn nào đó hơi to, bạn có thể dùng đũa gắp lên cắn một miếng và để phần còn lại xuống.

• Dùng đũa gắp ăn phần cái trong chén súp trước rồi nâng chén lên để uống nước dùng.

• Luôn luôn ăn tất cả những gì được dọn mời.

3. Trong phòng vệ sinh

Nếu trước cửa phòng vệ sinh có để sẵn những đôi dép lê thì bạn hãy sử dụng chúng. Khi vào phòng vệ sinh công cộng thì nhớ mang theo một chiếc khăn nhỏ để lau khô tay bởi vì ở đó không có sẵn khăn.

4. Hỉ mũi nơi công cộng bị xem là thô lỗ

Bạn không nên hỉ mủi ở nơi công cộng vì nó bị xem là thô lỗ. Ngay cả hỉ mũi bằng khăn tay cũng không nên.

5. Ăn mặc kín đáo, đặc biệt nếu bạn là nữ

Người Nhật có xu hướng ăn mặc chỉnh tề hơn người phương Tây. Nếu bạn là nữ thì càng phải cẩn trọng với cách ăn mặc của mình. Không nên mang các loại áo cho thấy khe ngực, quần short hoặc váy quá ngắn có thể lộ đồ lót khi bạn cúi xuống. Nó bị xem là hành động thiếu thận trọng và có thể gây bối rối cho những người xung quanh. Bạn rất dễ thu hút những ánh nhìn chằm chằm và thậm chí còn làm một số người khác giới có những suy nghĩ tiêu cực.

Người Nhật có xu hướng ăn mặc chỉnh tề hơn người phương Tây (Ảnh: Eric Montfort/flickr)
Người Nhật có xu hướng ăn mặc chỉnh tề hơn người phương Tây (Ảnh: Eric Montfort/flickr)

6. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Luôn phải xếp hàng để lên tàu hoặc xe. Cố gắng tránh va chạm với những người khác. Nếu bạn mang theo ba lô thì phải tháo ra trước khi lên tàu và để trước chân của mình. Nếu không, bạn có thể vô tình đụng phải một ai đó. Tàu xe trong giờ cao điểm rất đông người nên rất dễ chạm nhau, do đó, bạn phải ý tứ khi để tay để tránh gây hiểu lầm. Khi lên tàu hay xe mà không còn ghế thì hãy đứng. Dù bạn có mệt mỏi thế nào đi nữa thì cũng không được ngồi bệt xuống – vì sàn tàu hay xe bị xem là rất bẩn. Ăn uống trên tàu vẫn được chấp nhận miễn là bạn đừng bày bừa. Luôn phải nhường ghế cho người già, phụ nữ mang thai, người khuyết tật và những người ẵm trẻ sơ sinh hoặc dắt theo trẻ nhỏ. Đặc biệt không được ngồi vào những ghế có dòng chữ “dành riêng”, tất nhiên, trừ khi bạn cũng là đối tượng được ưu tiên. Các nhãn ghi trên ghế đều được viết bằng tiếng Anh nên đừng để xảy ra sơ sót không đáng có.

Xếp hàng dài trong sân ga (Ảnh: 3kinoko/PIXTA)
Xếp hàng dài trong sân ga (Ảnh: 3kinoko/PIXTA)

7. Trong phòng tắm công cộng

Nhớ mang theo khăn tắm, xà phòng và dầu gội đầu được gói ghém gọn gàng. Tắm và lau rửa cơ thể kỹ lưỡng trước khi bước vào bồn. Có thể mang theo một chiếc khăn nhỏ khi vào bồn tắm, nhưng không được để nó chạm xuống nước. Rửa sạch cơ thể một lần nữa sau khi ra khỏi bồn tắm.

8. Chào đón người khác

Khác với người phương Tây, người Nhật không chào đón người khác bằng cách ôm hôn – ngoại lệ là họ có thể bắt tay nếu bạn là người nước ngoài. Khi gặp người quen hay người bạn sắp tiếp chuyện, hãy chào hỏi bằng cách cúi đầu. Đặc biệt nếu họ là người cao tuổi hoặc có vị thế cao hơn thì bạn nên cúi đầu thấp hơn. Cúi đầu là phong tục văn hóa của người Nhật cho nên bạn đừng ngại. Nhớ tìm hiểu để biết cách cúi đầu sao cho phải phép.

Cúi đầu là phong tục văn hóa của người Nhật (Ảnh: yosshi/PIXTA)
Cúi đầu là phong tục văn hóa của người Nhật (Ảnh: yosshi/PIXTA)

9. Không được ngồi bệt trên sàn

Cho dù bạn có mệt mỏi thế nào đi nữa thì cũng không được ngồi bệt xuống sàn vì nó được xem là bẩn, nhất là ở nơi công cộng. Ngay cả ngồi xổm cũng không được – vì mọi người thường liên tưởng ngồi xổm với tội phạm và dân xã hội đen. Trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu không còn ghế thì hãy đứng. Ngoại lệ duy nhất bạn có thể ngồi xuống sàn là khi ở trong nhà, nhà trọ hoặc phòng khách sạn.

10. Người Nhật rất khiêm tốn

Người Nhật hiếm khi nói rằng họ tài giỏi về một việc gì đó. Ví dụ như trên bàn ăn, nếu có ai đó khen bạn dùng đũa khéo thì hãy khiêm tốn phủ nhận. Có thể bằng cách lắc đầu và nói “lie, iie, mada mada desu”(Không, không, vẫn chưa).

11. Biết quan sát để học theo

Bạn có thể học hỏi được rất nhiều khi để ý cách ứng xử của những người khác và làm theo họ. Có thể điều đó không phải khi nào cũng hữu ích, nhưng ít nhất, nó sẽ cho bạn biết mình đã sơ sót ở điểm nào.

Một số lời khuyên hữu ích • Đừng ngại học hỏi về cách ứng xử sao cho đúng phép tắc.

• Chỉ cần bạn biết tôn trọng người khác thì sẽ ít có khả năng phạm lỗi ứng xử khi giao tiếp với người Nhật. Vì vậy, hãy cố gắng thư giãn và không nên lo lắng thái quá!

• Nếu lỡ phạm một lỗi nào đó thì phải sửa đổi với tinh thần cầu thị.

• Một số hành vi có thể bị xem là thô lỗ ở nước khác nhưng lại được chấp nhận ở Nhật Bản.

• Không phải tất cả mọi người Nhật đều lịch sự, vì vậy, hãy cẩn thận khi bắt chước hành vi ứng xử.

Tags:
3 lời khuyên ứng xử giúp nghỉ việc xong vẫn làm bạn với sếp cũ

3 lời khuyên ứng xử giúp nghỉ việc xong vẫn làm bạn với sếp cũ

Có người nghỉ việc rồi vẫn làm bạn với sếp cũ hay được đồng nghiệp cũ trân trọng. Cũng có người lại chẳng bao giờ được nhắc đến, nếu có, cũng là với ấn tượng xấu. Đó là sự khác biệt trong cách ứng xử khi xin nghỉ việc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất