Mẹ Nhật luôn chuẩn bị thứ này trong cặp cho con, ai nghe xong cũng bất ngờ...
Nhật Bản từ trước đến nay được đánh giá là một trong những quốc gia sạch nhất thế giới. Dù phải chịu nhiều thiên tai như rò rỉ phóng xạ, động đất, sóng thần, và những điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, nhưng trong suy nghĩ của người dân Nhật Bản, sạch sẽ là một điều tất yếu trong cuộc sống. Người dân không chỉ nghĩ về nó mà còn phải hiện thực hóa suy nghĩ đó bằng các việc làm cụ thể. Ngay cả trẻ con phải tự quét dọn trường học đến các nhân viên công sở phải tự quét dọn cơ quan, và đó là những điều người ta dễ thấy trong cuộc sống hằng ngày ở Nhật Bản.
Giẻ lau là một trong những vật dụng không thể thiếu trong cặp của học sinh (Ảnh: Internet)
Nói không ngoa khi trong các trường học ở Nhật không hề có nhân viên dọn dẹp. Mà thay vào đó là học sinh Nhật phải tự quét dọn phòng học, lau bàn học, cửa kính, cầu thang, lối ra vào... khoảng 30 phút mỗi ngày. Một bà mẹ Nhật từng chia sẻ rằng, trong danh sách những món đồ chị chuẩn bị cho con mang đến trường, có một thứ vô cùng quan trọng mà không được quên đó là giẻ lau. Bọn trẻ sẽ dùng giẻ lau này để tự lau sàn nhà hoặc bàn ghế ngồi.
Nhiều người không biết, một trong những truyền thống của hệ thống giáo dục Nhật Bản là học sinh phải tự làm o-soji (người lau dọn) ở trường theo lịch. Thông thường là 4 lần một tuần, ngày cuối cùng mỗi kì học có một buổi tổng vệ sinh, mỗi lớp có trách nhiệm tự dọn vệ sinh lớp mình và những khu vực khác xung quanh trường.
Học sinh Nhật Bản phải tự làm người lau dọn và không để người khác dọn dẹp hộ mình (Ảnh: Internet)
Đây chỉ là một trong những nét văn hóa đặc biệt của nền giáo dục Nhật Bản. Bên cạnh đó còn có một vài điều chứng minh vì sao nước Nhật là nước văn minh nhất và người Nhật cứ hễ thấy rác là nhặt khiến nhiều người ngả mũ thán phục. Cùng xem nhé!
Ở Nhật không có thùng rác công cộng
Tại nhiều quốc gia, việc có thùng rác công cộng được xem là hạn chế việc người dân vứt rác trực tiếp xuống đất. Tuy nhiên, người Nhật Bản không muốn người khác phải nhặt rác hộ mình. Họ được dạy phải có trách nhiệm với những việc mình làm, nên nếu không có thùng rác công cộng, họ sẽ mang rác về nhà để phân loại.
Các phương tiện đi lại không được làm rơi đất hay cát ra đường
Một chiếc xe tải chở vật liệu xây dựng siêu sạch trên đường phố Nhật Bản (Ảnh: Internet)
Đây là nét văn hóa khiến nhiều người ngạc nhiên nhất khi tới Nhật Bản. Những tài xế xe tải, chuyên chở vật liệu xây dựng phải cẩn thận và đảm bảo rằng không được làm rơi đất, cát ra đường. Kể cả họ có chuyên chở vào buổi tối cũng phải cẩn trọng hết mức để bảo vệ môi trường. Không những thế, những tài xế lái xe taxi cũng phải thường xuyên lau chùi xe của mình để phục vụ khách sau. Đối với người tài xế Nhật mà nói, một chiếc xe sạch sẽ là niềm tự hào của họ.
Cùng nhau phân loại rác và chất thải
Nếu bạn không phân loại rác rõ ràng thì phải mang về nhà phân loại (Ảnh: Internet)
Người Nhật có thói quen chọn một ngày để phân loại rác. Trong ngày này, các gia đình đều mang rác đến chỗ tập trung phân thành các loại khác nhau để việc thu gom rác trở nên dễ dàng hơn và họ sẽ nhắc nhở nhau về việc phải bỏ rác đúng chỗ. Nếu như bạn quên phân loại tạp chí và báo riêng ra trước khi xếp thành chồng, hay chưa đổ nước còn sót trong chai thì tốt nhất bạn nên mang chúng về phân loại kĩ lại.
(Tổng hợp)
Mẹ Nhật nuôi con nhàn tênh: Bố chỉ nên mắng con khi được mẹ nhờ!
Bọn trẻ nhà tôi răm rắp vâng lời mỗi khi bố nó nổi giận. Ấy thế mà tôi có nổi giận, la mắng thì chúng cứ bơ đi, không chịu nghe lời.