Mặt trái của nền công nghiệp Anime
Không chỉ vậy, các hoạt họa viên trẻ tuổi cũng gặp rất nhiều khó khăn khi quyết định “dấn thân” vào ngành công nghiệp này. Lương thấp và môi trường làm việc căng thẳng là hai trong số những điều mà họ phải đương đầu nếu muốn theo đuổi đam mê. Tình hình còn bi quan hơn khi có đến 80% các hoạt họa viên bỏ nghề sau 3 năm đầu tiên vì không thể trang trải cho cuộc sống và áp lực công việc.
Khi được hỏi về mức lương của mình, nhiều người trong nghề chia sẻ họ chỉ nhận được 60.000 Yên/ 1 tháng (~ 12.250.000 VNĐ). Mới đây, nhà phát hành của Evangelion đã đăng tin tuyển dụng hoạt họa viên, nhưng để được đứng trong hàng ngũ tạo nên siêu phẩm này, bạn phải chấp nhận làm việc với mức lương 40.000 Yên (~ 8.160.000 VNĐ). Trong khi đó, tiền thuê một căn hộ trung bình tại Nhật đã lên đến 40.000 Yên/ 1 tháng. Điều này cũng dẫn đến các khó khăn trong việc tìm chỗ ở. Chính vì vậy, nhiều dự án gây quỹ cộng đồng đã được xây dựng để chính các fan hâm mộ có thể chung tay cải thiện đời sống của các hoạt họa viên.
Đâu là lời giải đáp cho sự mâu thuẫn trên? Vì sao một ngành công nghiệp hàng tỉ đô la như anime lại tồn tại những suy thoái như vậy? Câu trả lời phần lớn đều sẽ xoay quanh hội đồng sản xuất, một khái niệm còn khá mới mẻ đối với các fan Anime nhưng lại đang gây nhiều bức xúc trong giới làm Anime. Nhiều người cho rằng, chính hệ thống hội đồng sản xuất này đã giúp cho các nhà phát hành và các công ty bán lẻ thu được phần doanh thu khổng lồ, trong khi đó, các xưởng Anime chỉ có thể tạo lợi nhuận dựa trên hoạt động bán đĩa phim đang sụt giảm dần.
Yamasaki Osamu, đạo diễn của Hakkenden: Touhou Hakken Ibun đã luôn đấu tranh để mang lại điều kiện làm việc tốt hơn cho các hoạt họa viên trẻ tuổi.
Đạo diễn Okada Toshio và Yamamoto Yutaka đã tham gia một hội nghị và lên tiếng phê phán sự không công bằng của hội đồng sản xuất. Nhiều thành viên của hội đồng không được đảm bảo quyền lợi về chất lượng của các Anime mà họ đang rót vốn đầu tư, và đang bị “lầm tưởng” bởi doanh thu từ Manga và các sản phẩm kèm theo như mô hình PVC. Không những thế, nhiều nhà đầu tư đến từ Trung Quốc cũng bị phần lớn thành viên từ chối vì họ không muốn chia sẻ 40% quyền kiểm soát lợi nhuận.
Kotani Kyoko, giám đốc hoạt họa của Kuroko no Basket cho rằng có quá nhiều dự án Anime được bấm máy cùng lúc khiến cho các hoạt họa viên gặp phải nhiều áp lực. Bà cũng cho rằng mô hình sản xuất anime hiện nay đã quá lỗi thời, khiến công việc bị chậm trễ.
Sasaki Shiro, chủ tịch của ANiUTA đã chỉ trích việc ngành công nghiệp Anime quá dựa dẫm vào hoạt động bán đĩa phim và các sản phẩm dành cho Otaku. Mặc dù doanh thu từ bản quyền và các nhà phân phối quốc tế không hề nhỏ, nhưng chỉ các thành viên của hội động sản xuất mới có cơ may nhận được nguồn tiền này. Các studio Anime thường sẽ không được tham gia vào hội đồng và nguồn thu chính của họ là từ hoạt động bán đĩa.
Một báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận AEYAC cũng chỉ ra rằng 53% các hoạt họa viên mới vào nghề vẫn phải sống dựa vào tiền chu cấp từ gia đình. Mặc dù nhìn qua thì có vẻ bình thường nhưng xã hội Nhật Bản đang dần cho rằng họ là những kẻ “độc thân ăn bám”.
Có thể nói rằng, nền công nghiệp anime Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm tàng. Chính sự mâu thuẫn trong nội bộ ngành có thể ảnh hưởng đến chất lượng của anime cũng như toàn bộ hoạt động sản xuất, phát hành và phân phối. Dù vậy, nhờ vào việc tấn công thị trường quốc tế, nền công nghiệp anime vẫn còn nhiều triển vọng. Thêm vào đó, hình thức gây quỹ cộng đồng cũng đang phát triển mạnh tại Nhật Bản, giúp tạo thêm động lực cho các nhà làm phim trẻ tuổi!
Nguồn: Japo.vn
Chuỗi scandal khiến nền công nghiệp Nhật Bản “mất mặt”
Do bê bối, giá trị vốn hóa của Kobe Steel, hãng sản xuất thép lớn thứ ba Nhật Bản, “bốc hơi” khoảng 1,5 tỷ USD chỉ trong 2 ngày…