Mách TTS cách gửi đồ từ Nhật về Việt Nam vừa NHANH, vừa RẺ
Vậy làm thế nào để gửi đồ từ Nhật về Việt Nam vừa nhanh lại vừa rẻ? Sau đây xuatkhaulaodong.com.vn sẽ chia sẻ thông tin hữu ích đến các bạn. Hãy theo dõi nhé!
Có những cách gửi đồ nào từ Nhật về Việt Nam?
Hiện tại có 4 cách để chuyển đồ từ Nhật về Việt Nam được nhiều bạn TTS sử dụng, chi phí khá OK mà thời gian vận chuyển cũng khá nhanh. Các bạn cùng tìm hiểu nhé!
1. Gửi qua đường bưu điện ( EMS)
EMS (expressmail service) là loại dịch vụ nhận, gửi, vận chuyển và phát bưu gửi, bưu phẩm hàng hóa, thư từ, tài liệu (theo tiêu chí thời gian) được Công ty bưu chính viễn thông công bố.
Phạm vi cung cấp dịch vụ của EMS có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới. Đây là một dịch vụ rất uy tín, được sử dụng rộng rãi nên các bạn du học sinh, thực tập sinh có thể an tâm khi sử dụng EMS.
Ưu điểm: Nhanh, gọn nhẹ, giá rẻ
Nhược điểm: Khi gửi đồ qua đường bưu điện không thể tránh khỏi việc hàng hóa của bạn dễ bị thất lạc. Thất lạc có thể xảy ra ở khâu hải quan và ngoài ra sau khi về đến Việt Nam, bưu phẩm của bạn sẽ do phía bưu điện Việt Nam phụ trách nên mọi chuyện
sẽ rất khó biết được.
Nếu gửi bằng đường này, bạn chỉ nên gửi tài liệu hoặc hàng hóa có giá trị thấp, số lượng ít. Nếu bạn gửi hàng hóa số lượng nhiều, đóng kiện to (kể cả khi đó là hàng bình thường, giá trị thấp) thì khả năng bị kẹt lại ở hải quan là cực kỳ cao.
Để hiểu thêm về hình thức chuyển đồ này thì bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:
2. Gửi thông qua các công ty chuyển phát: Yamato, Sagawa, DHL…
Chuyển qua các công ty chuyển phát
Hiện có nhiều công ty làm về dịch vụ chuyển phát hàng hóa, chuyển phát nhanh. Với chất lượng ổn định bạn có thể sử dụng hình thức chuyển hàng này.
Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, gọn lẹ. Ngoài ra gửi bằng hình thức này thì sau khi về đến Việt Nam, bưu phẩm của bạn sẽ do chi nhánh tại Việt Nam của chính công ty đó phụ trách nên xác suất thất lạc trong khâu vận chuyển sẽ thấp hơn so với đường bưu
điện.
Nhược điểm: Tuy nhiên việc hàng hóa bị kẹt lại tại hải quan vẫn có thể xảy ra.
3. Gửi thông qua các đầu mối làm về xuất nhập khẩu
Đầu mối làm xuất nhập khẩu
Ưu điểm: đây về cơ bản là các cá nhân, tổ chức làm về xuất nhập khẩu tại Việt Nam (người Nhật hoặc người Việt) và họ đứng ra làm đầu mối để nhận chuyển hàng về Việt Nam. Do các đầu mối này chuyển hàng thường xuyên và với số lượng lớn nên việc thông quan hàng hóa của họ khá dễ dàng, vì vậy so với 2 cách trên, xác xuất bị kẹt lại tại hải quan thấp hơn.
Nhược điểm: Tuy nhiên, họ chỉ nhận chuyển với số lượng lớn và nếu không quen biết thì việc tìm được đầu mối đáng tin cậy không phải là dễ dàng. Và việc phải đến nhận hàng tại kho bãi cũng khá bất tiện nếu người nhận tại Việt Nam của bạn không ở các thành phố lớn.
4. Nhờ bạn bè, người quen đem về hộ
Nhờ bạn bè mang hộ thường không được nhiều nhưng không sợ thất lạc
Đây là cách phổ biến mà các bạn du học sinh bên này thường áp dụng.
Ưu điểm: không tốn phí, gần như chắc chắn không thất lạc.
Nhược điểm: không thể gửi nhiều, và không phải lúc nào cũng có người quen về Việt Nam.
Về cơ bản thì khi gửi hàng hóa về Việt Nam bạn phải chấp nhận một vài rủi ro như đã nói ở trên. Nếu bạn định gửi hàng giá trị thì mình nghĩ cách tốt nhất vẫn là cách số 4 hoặc nếu có thể thì tự mình đem về là tốt nhất.
5. Một vài từ vựng tiếng Nhật khi đi chuyển đồ từ Nhật về Việt Nam
郵便局[ゆうびんきょく]:Bưu điện
ポスト : hòm thư
葉書 (はがき):bưu thiếp
切手 (きって): tem thư
目方 (めかた): trọng lượng
秤 (はかり): cái cân
手紙 (てがみ): bức thư
封筒 (ふうとう): phong bì
荷物 (にもつ): hành lý
….
Trên đây là một số vấn đề cần biết khi chuyển đồ từ Nhật Bản về Việt Nam. Mong rằng bài viết thực sự hữu ích với các bạn. Chúc thành công!
Theo: nguoivietonhat.com
Vietjet Air mở đường bay thứ ba tới Nhật Bản, kết nối Hà Nội - Tokyo
Ngày 11-1, Hãng hàng không Vietjet Air (VJA) chính thức khai thác đường bay kết nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Tokyo (Nhật Bản).