Mách bạn kinh nghiệm mua và sử dụng điện thoại ở Nhật Bản
Khi sang Nhật Bản. với chính sách “đóng” về viễn thông di động – điện thoại Nhật được thiết kế để không thể sử dụng được ở nước ngoài (trừ các phiên bản quốc tế, các máy có thể unlock) và mạng điện thoại của Nhật cũng được thiết kế để điện thoại nước ngoài không sử dụng được ở Nhật – nên hầu hết chúng ta khi sang Nhật dù muốn hay không đều sẽ phải mua mới điện thoại. Chính vì thế, đi đăng ký một chiếc điện thoại là một trong những điều đầu tiên mà ai sang Nhật cũng cần phải làm sau khi hoành thành đăng ký các giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng.
Sau đây japan.net.vn xin được chia sẻ cùng các bạn những điều cần biết khi đăng kí mua mới điện thoại ở Nhật.
Nếu như ở Việt Nam, để sử dụng điện thoại bạn chỉ cần đến đại lý điện thoại mua một chiếc điện thoại, sau đó đến đại lý sim mua 1 cái sim, lắp vào nhau và nạp tiền bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu… thì ở Nhật, mọi chuyện lại phức tạp hơn nhiều khi bạn không thể mua điện thoại và sim riêng, đồng thời thuê bao cũng phải là thuê bao trả sau (*) và gắn với thẻ lưu trú của bạn.
Đồng thời với chính sách khuyến khích khách hàng mua điện thoại mới – bằng các chương trình khuyến mãi giảm giá máy, tặng máy mới… của nhà phân phối điện thoại, phần lớn khách hàng – cả người Nhật hay người nước ngoài – đều mua điện thoại mới khi đăng ký thuê bao mới hay chuyển mạng, gia hạn hợp đồng.
Nhà mạng khác nhau sẽ cung cấp điện thoại của các hãng khác nhau, chẳng hạn như Softbank chủ yếu phân phối Iphone và Aquos của Sharp, hay Docomo phân phối Samsung, Sony (gần đây Docomo đã bắt đầu phân phối iPhone 6).
1. Những giấy tờ cần thiết
Không giống như khi ở Việt Nam bạn có thể đăng ký hàng chục cái sim rác gọi thoải mái mà không bao giờ phải xuất trình giấy tờ tùy thân gì, và có thể sang nhượng cho sim không vần thủ tục gì, thì ở Nhật khi bạn đăng kí thuê bao điện thoại trả sau thuê bao đó sẽ gắn liền với bạn và bạn phải có giấy tờ chứng minh bản thân (thẻ lưu trú/hộ chiếu/thẻ bảo hiểm…). Đối với người nước ngoài ở Nhật, những giấy tờ cần thiết là:
– Hộ chiếu
– Thẻ ngoại kiều (thẻ lưu trú) (thẻ bạn được cấp ở sân bay khi nhập cảnh)
– Thẻ ATM ngân hàng ở Nhật, hoặc thẻ tín dụng (để trừ tiền cước hằng tháng)
Bạn không nhất thiết phải trả tiền cước tự động qua tài khoản ngân hàng. Nếu các bạn muốn trả bằng tiền mặt, bạn có thể mang hóa đơn (sẽ được gửi đến tận nhà hằng tháng) đến các đại lý của nhà mạng bạn đăng kí hoặc các cửa hàng tiện ích (conbini). Tuy nhiên, nếu các bạn không muốn hàng tháng phải nhớ đem hóa đơn đến tận cửa hàng điện thoại để đóng tiền, thì bạn nên để nhà mạng tự động trừ tiền từ tài khoản. Cách này vừa tiện lợi, lại vừa tiết kiệm hơn (tiền xe cộ, thời gian, tiền xuất và gửi hóa đơn đến nhà….)
Chỉ cần những giấy tờ này, bạn đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại có đăng kí thuê bao Nhật. Việc còn lại là chọn điện thoại và gói cước mong muốn.
Một điều cần lưu ý đối với những bạn dưới 20 tuổi. Do ở Nhật, tuổi trưởng thành là từ 20 tuổi trở lên, cho nên bạn sẽ không thể đứng tên bất kì giấy tờ nào nếu không có sự giám sát của người thân, kể cả việc mua điện thoại. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ một người quen trên 20 tuổi đi cùng để có thể kí xác nhận dưới tư cách là người bảo hộ.
2. Những điều cần lưu ý khi chọn nhà mạng
Ở Nhật Bản, có ba ông lớn trong ngành viễn thông. Đó là Docomo, au và Softbank. Chi tiết về chất lượng đường truyền, gói cước sẽ được giới thiệu chi tiết trong bài sau. Tuy nhiên, khi chọn nhà mạng, những điều cơ bản bạn cần chú ý là:
– Giá cước
– Chất lượng đường truyền
– Các chương trình khuyến mãi
– Nhãn hiệu điện thoại được phân phối
Một ví dụ cụ thể cho bạn dễ hình dung. Năm 2013, nếu bạn muốn mua iPhone 5, bạn phải chọn giữa au và Softbank (vì Docomo không phân phối iPhone). Nhưng nếu bạn muốn chất lượng đường truyền tốt nhất, bạn nên chọn Docomo vì độ phủ sóng rộng và ổn định.
3. Những điều lưu ý khi chọn gói cước
Khi bạn đã chọn được nhà mạng ưng ý, bạn tiếp tục lựa chọn gói cước của nhà mạng đó. Hầu hết các gói cước giữa các nhà mạng không chênh lệch nhau nhiều về giá và các dịch vụ đi kèm. Với một gói cước cơ bản có hòa mạng 4G/LTE, tiền điện thoại bạn phải trả mỗi tháng sẽ bao gồm các khoản:
– Tiền cước cố định hàng tháng
– Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh
– Tiền cước sử dụng mạng Internet (tính theo lưu lượng Internet bạn đã sử dụng)
– Tiền trả góp điện thoại (nếu bạn chon trả từng tháng)
– Tiền dịch vụ đi kèm (bảo hiểm, các dịch vụ giá trị gia tăng…)
Có thể bạn sẽ thắc mắc sao mà nhiều loại phí như vậy? Quả thật có rất nhiều thứ tiền, nhưng đi cùng với đó cũng là rất nhiều dạng khuyến mãi. Ví dụ: nếu như bạn là học sinh, bạn có thể hưởng khuyến mãi dành cho học sinh, thường có vào đầu tháng 4. Nếu như bạn chuyển từ nhà mạng này sang nhà mạng khác, bạn cũng có thể được hưởng tiền khuyến mãi (có thể là 1000 yen mỗi tháng) . Ngoài ra, trừ Docomo, hai nhà mạng lớn còn lại là au và Softbank đều cho phép gọi nội mạng miễn phí từ 1:00 đến 21:00, nên bạn cũng không phải quá quan tâm về tiền cước điện thoại nhé.
4. Chuyển mạng và cắt hợp đồng
Một điều mà có thể có nhiều người cũng rất quan tâm, đó là các quy định khi chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng. Theo quy định của các nhà mạng hiện nay, khi làm hợp đồng mới hợp đồng sử dụng điện thoại của bạn sẽ có giá trị trong vòng 2 năm, vào tháng hết hạn hợp đồng nếu bạn không liên lạc với nhà mạng yêu cầu cắt hợp đồng thì hợp đồng sẽ được tự động gia hạn thêm 2 năm nữa. Ngoài những ngày trong tháng đó ra, nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng bạn sẽ phải trả khoảng 9500 yên (chưa kèm thuế) cho nhà mạng. Đồng thời nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng khi hợp đồng chưa được 6 tháng, bạn sẽ phải trả thêm khoảng 21000 – 26000 yên, hoặc bị đưa vào danh sách đen từ chối cung cấp dịch vụ, tùy theo nhà mạng.
Thông thường bạn sẽ chuyển mạng hoặc cắt hợp đồng khi:
a. Thời hạn khuyến mãi giảm cước cho học sinh sinh viên của bạn đã hết:
Ở Nhật thường có các chương trình khuyến mãi giảm tiền điện thoại cho học sinh sinh viên, tuy nhiên chỉ kéo dài 2-3 năm và mỗi người chỉ được hưởng một lần duy nhất. Sau khi hết thời hạn này tiền điện thoại của bạn sẽ tăng lên đáng kể vì khuyến mại đã hết. Tuy nhiên nếu khi đó bạn vẫn chưa tốt nghiệp, bạn vẫn có thể chuyển mạng sang một nhà mạng khác, giữ nguyên số điện thoại, nhưng lại được hưởng tiếp 2-3 năm khuyến mại cho sinh viên của nhà mạng mới, chưa kể chính sách của các nhà mạng “tặng tiền mặt khi thuê bao chuyển mạng từ mạng khác sang”.
b. Bạn phải về nước một thời gian dài, hoặc không xác định có quay lại Nhật không:
Một số người cũng đã chọn cách “lặn mất tăm” sau khi từ Nhật về để tránh phải trả số tiền khá lớn khi cắt hợp đồng, tuy nhiên bởi thuê bao là thuê bao trả sau, dù bạn không dùng điện thoại, hóa đơn điện thoại vẫn được tính và gửi cho bạn, và hợp đồng điện thoại vẫn được gia hạn sau mỗi 2 năm, số tiền điện thoại bạn “nợ” chưa trả vẫn tích lũy lại hàng tháng. Sau này nếu có khi nào bạn lại quay lại Nhật, bạn sẽ bị yêu cầu phải trả một số tiền điện thoại khổng lồ trong suốt những năm bạn hoàn toàn không dùng điện thoại.
c. Thời hạn 2 năm hợp đồng của bạn đã hết
Nếu bạn bè bạn đều dùng một mạng điện thoại khác của bạn, khi liên lạc với họ bạn sẽ phải trả tiền cước gọi ngoại mạng, nên bạn muốn chuyển sang cùng mạng điện thoại với các bạn của bạn? Thời điểm kết thúc hợp đồng 2 năm là thời điểm lý tưởng nhất để bạn chuyển mạng, bởi bạn sẽ không mất tiền cắt hợp đồng, đồng thời có thể nhận nhiều ưu đãi từ phía nhà mạng mới khi chuyển mạng giữ nguên số (như nhận tiền mặt, được giảm giá cước, được tặng quà, v.v…)
5. Một mẫu gói cước cơ bản
Giả sử bạn đăng ký điện thoại mới của hãng AU hiện đang có khuyến mãi tặng iPhone 5 miễn phí khi đăng kí thuê bao trong hai năm. Một gói cước đơn giản sẽ có giá tiền phải trả hàng tháng (kể từ tháng thứ hai sau khi đăng ký mới) như sau:
– LTE Plan: + 980 Yen (gói cước sử dụng điện thoại)
– iPhone 5 16 GB: + 2570 Yên (giá máy)
– Khuyến mại giảm giá đối với hợp đồng 2 năm: – 3550 yên (trừ tiền máy hằng tháng và thêm tiền thưởng khi đổi mạng)
– LTE NET: + 315 Yên (cước bắt buộc nếu sử dụng mạng Internet 4G LTE)
– Cước sử dụng mạng Internet không giới hạn + 5460 Yên
– Bảo hiểm Apple: + 366 Yên
Như vậy, khi chọn dùng một chiếc iPhone 5 16GB hợp đồng 2 năm với khuyến mại như trên, mỗi tháng bạn sẽ phải trả tiền điện thoại là 6141 yên, với bảo hiểm cho máy và sử dụng Internet không giới hạn. Đối với tiền cước cuộc gọi, gói cước phổ biến nhất của AU (gói LTE Plan ở trên) sẽ được tính tiền như sau:
– Gọi nội mạng từ 1:00 đến 21:00: Miễn phí
– Gọi nội mạng từ 21:01 đến 0:59: 21 yên cho mỗi 30 giây
– Gọi ngoại mạng: 21 yên cho mỗi 30 giây
– Nhắn tin nội mạng: Miễn phí
– Nhắn tin ngoại mạng: 3.15 yên mỗi tin nhắn.
Do tiền điện thoại phát sinh nếu gọi ngoại mạng hoặc ngoài giờ là khá đắt (nếu quy ra tiền Việt là xấp xỉ 8000 VNĐ một phút) nên nhiều người ưu tiên cách liên lạc qua các app như Line hoặc Viber. Tuy nhiên kể cả trong trường hợp không phát sinh tiền điện thoại, nhắn tin, số tiền bạn phải trả vẫn là khá nhiều với những khoản như: mạng Internet,
(*) Một số nhà mạng cũng cung cấp dịch vụ thuê bao trả trước, nhưng rất hãn hứu và giá cước sử dụng rất đắt, chủ yếu chỉ hướng đến những người ở Nhật trong thời gian ngắn (dưới 6 tháng).
Nguồn: japan.net.vn
Mách bạn kinh nghiệm mua và sử dụng điện thoại ở Nhật Bản
Ngày nay, điện thoại đã trở thành vật bất ly thân đối với con người trong cuộc sống. Với nhiều chức năng tiện lợi như bản đồ, định vị, tra giờ tàu, tra cứu điện thoại…điện thoại giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của con người. Bạn vẫn còn đang gặp khó khắn với việc mua và sử dụng điện thoại ở Nhật? Dưới đây là một số mẹo hữu ích dành cho bạn để không bỡ ngỡ khi đi mua điện thoại ở “xứ lạ”.