Lý do người mẹ Nhật Bản dạy con gái 4 tuổi nấu ăn, làm việc nhà khiến hàng triệu người cảm phục

Từ khi lên 5 tuổi, mỗi ngày Hana Yasutake đều dậy từ 6 giờ sáng để nấu món súp miso. Không chỉ chuẩn bị bữa ăn sáng, cô bé còn làm việc nhà sau khi đi học về, như phơi quần áo, lau chùi bồn tắm. Vì sao Hana lại có thể làm được nhiều việc như vậy trong khi những đứa trẻ 5 tuổi khác không thể?

Từ khi lên 5 tuổi, mỗi ngày Hana Yasutake đều dậy từ 6 giờ sáng để nấu món súp miso. Không chỉ chuẩn bị bữa ăn sáng, cô bé còn làm việc nhà sau khi đi học về, như phơi quần áo, lau chùi bồn tắm. Vì sao Hana lại có thể làm được nhiều việc như vậy trong khi những đứa trẻ 5 tuổi khác không thể?

Vì Hana đã có một lời hứa với người mẹ đã khuất của mình. Vào năm 2015, câu chuyện cảm động của họ đã được thể hiện trong bộ phimMón súp Miso của Hana.

Năm 2000 trước khi Hana ra đời, cô Chie mẹ của bé khi đó mới 25 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Cha của Hana, Shingo Yasutake, vẫn kết hôn với Chie dù cô bị ung thư.

Thật kỳ diệu, Chie đã hồi phục sau cơn bạo bệnh và mang thai. Bác sĩ nói với Chie rằng ung thư có thể tái phát trở lại sau khi sinh con, nhưng người phụ nữ dũng cảm ấy đã nghĩ: “Tôi được sinh ra là để gặp con gái tôi”.

 

Khi Hana ra đời vào tháng 2 năm 2003, cả gia đình đều tràn ngập niềm vui. Nhưng hạnh phúc ấy với họ lại quá ngắn ngủi. Lúc Hana tròn 9 tháng tuổi, bệnh ung thư của Chie tái phát và cô chỉ còn sống được vài năm. Chie trăn trở: “Điều gì là quan trọng nhất cho Hana?”

Vì vậy, người mẹ bị ung thư giai đoạn cuối quyết định dạy Hana nấu ăn và làm việc nhà để con gái có thể sống tốt khi không còn mẹ.

Chie viết trên blog của cô: “Tôi muốn dạy con gái mình tự chủ để bé có thể tự làm mọi thứ bé muốn. Tôi hy vọng bé sẽ là người kiên trì và luôn mạnh mẽ”.

Chie đã tặng con gái một chiếc tạp dề như một món quà sinh nhật khi bé tròn 4 tuổi. Trong vòng chưa đầy một năm, Hana đã học nấu cơm, món nattō (đậu nành lên men) và súp miso.

“Cho dù tôi có bị ung thư hay không, tôi xem như là chết trước con bé”, Chie viết hồi tháng 2 năm 2008. “Đó là lý do tại sao tôi phải chết mà không ân hận gì“.

Khi đó, ung thư đã di căn đến gan và phổi và ngày 11 tháng 7 năm 2008, Chie qua đời ở tuổi 33. Khi cha của Hana, một người đàn ông đã từng rất mạnh mẽ, kiên cường không thể vượt qua được cú sốc mất đi người bạn đời yêu thương nhất và chìm đắm trong bóng tối đau thương, thì Hana lại giống như một đóa hoa xinh đẹp, rạng ngời ở bên cạnh, xua tan những giá lạnh trong lòng cha.

Một buổi sáng ngay sau khi Chie qua đời, Shingo thấy Hana đang làm súp miso ở trong bếp:“Hana đặt miếng đậu phụ lên lòng bàn tay nhỏ xíu, cắt đậu phụ chậm rãi, bật lửa rồi rót nước dùng cá ngừ vào trong cái chảo. Thao tác rất thành thục. Con bé cho rất nhiều rau củ theo mùa”.

Chứng kiến các thao tác làm việc của Hana, Shingo thật sự ngạc nhiên. Hana còn chùi rửa bồn tắm, sắp xếp giày dép ngoài hành lang, gấp quần áo, sắp xếp đồ dùng của mình để đi tới trường mầm non.

Trong tất cả những việc Hana làm đều có bóng dáng của người mẹ quá cố. Món súp của bé có đúng hương vị như món súp mà Chie vẫn thường nấu. Nhờ Hana mà Shingo đã có thể dần dần phục hồi sau nỗi đau mất vợ.

Năm 2012, Shingo và Hana đã biên soạn những trang viết trên blog của Chie trong cuốn sáchMón súp Miso của Hana.Điều anh biết ơn nhất đối với em là em đã sinh ra Hana. Em đã mạo hiểm cuộc đời mình để làm điều đó, Shingo viết trong cuốn sách.

Con muốn kể cho mẹ việc này. Bây giờ con đã có thể làm mọi việc. Mẹ có ngạc nhiên không?” Hana viết cho Chie. “Con không khóc nữa, con sẽ cố gắng hết sức”.

Câu chuyện của gia đình Hana đã gây xúc động cho tất cả mọi người. Tình yêu mà Chie dành cho con gái thật đặc biệt. Cô hiểu rằng dù còn sống hay không, cô cũng không thể che chở, bao bọc cho con suốt cuộc đời. Cách duy nhất cô bảo vệ con gái của mình chính là dạy con tự lập, tự bước đi bằng đôi chân của con. Trên đường đời gập ghềnh, nhiều sỏi đá, Chie đã dạy cho Hana cách mạnh mẽ, vững vàng, để Hana có thể chủ động trong mọi việc dù hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn. Đó cũng là hành trang bền vững nhất mà một người mẹ trao gửi cho con.

Mỗi người có cách yêu và dạy con của riêng mình. Sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em ảnh hưởng rất nhiều từ nhận thức của cha mẹ, cách giáo dục của cha mẹ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Từ xa xưa, các bậc cha mẹ ngoài chú trọng tới việc học tập của con còn đặc biệt quan tâm tới tu tâm dưỡng tính, thậm chí đặt tu tâm lên hàng đầu. Người xưa cho rằng một tâm hồn thuần khiết, nhân cách cao thượng là nền tảng để phát triển một trí tuệ minh mẫn.

Thiết nghĩ ở thời đại nào cũng vậy, nhân cách, đạo đức, phẩm chất vẫn luôn luôn là yếu tố hàng đầu trong thành công của mỗi người. Còn bạn, bạn muốn để lại cho con của mình những gì?

Nguồn ảnh: epochtimes.fr

Xuân Hà – Thiên Thủy

Tags:
Học cách mẹ Nhật dạy con về ngày Tết truyền thống

Học cách mẹ Nhật dạy con về ngày Tết truyền thống

Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ Nhật đã rất chú trọng việc dạy con tự lập và các bài học đạo đức, trong đó, việc học về các giá trị truyền thống qua ngày các ngày lễ, Tết luôn được mẹ Nhật dạy con một cách rất tỉ mỉ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất