Leo núi Phú Sĩ: Làm sao để chinh phục ngọn núi cao nhất nước Nhật
Tuy nhiên các bạn vẫn phải chuẩn bị thật kĩ càng để đối phó với những thay đổi bất ngờ của thời tiết. Ngay cả vào giữa mùa hè, nhiệt độ trung bình trên đỉnh núi chỉ vào khoảng 5~8 độ C, cái lạnh còn khắc nghiệt hơn do gió lạnh.
Chuẩn bị và lên kế hoạch leo núi Phú Sĩ:
I. Lập kế hoạch leo
Bước 1: Chọn ngày.
Núi Phú Sĩ mở cửa cho khách du lịch từ ngày 1/7 cho tới đầu tháng 9.
Từ đầu tháng 7 tới giữa tháng 7: Đây là thời gian vắng nhất, các bạn có thể leo núi từ tốn mà không sợ bị tắc đường! Tuy nhiên thời gian này trùng với mùa mưa (梅雨時期) nên cần chuẩn bị các phương án đối phó với mưa. Ngoài ra, tùy tình hình tuyết tan mà ngày mở cửa có thể chậm hơn, cần tìm hiểu kĩ. Thời kì này không khí lạnh vẫn còn đọng lại nên rất cần chuẩn bị trang phục phòng lạnh.
Từ giữa tháng 7 tới cuối tháng 7: ngày nghỉ lễ Umi no hi sẽ rất đông. Đây là khi mùa mưa đã kết thúc, thời tiết ổn định hơn, nhiều khả năng có được thời tiết tốt. Lúc này là thời kì nắng gắt nên cần có các cách để chống nóng và phòng tia cực tím.
Từ đầu tháng 8 tới giữa tháng 8: Thời kì đông khách nhất. Tùy các bạn có thể chọn không leo lúc mặt trời mọc, hoặc tự linh động thời gian thì vẫn có thể leo lên được thong thả.
Từ giữa tháng 8 tới cuối tháng 8: Sau kì nghỉ Obon nên có thưa khách hơn chút, đến tuần cuối tháng 8 thì khá yên tĩnh. Tuy nhiên thì cần đề phòng mùa mưa bão.
Từ đầu tháng 9: Rất vắng, có thể leo lên đỉnh một cách từ tốn, thong dong, tự do mà không lo bị đụng. Tuy nhiên do lúc này ngày ngắn đêm dài, trời lạnh hơn nên cần có các biện pháp chiếu sáng, phòng lạnh cẩn thận.
Kinh nghiệm: Đợt mình đi vào giữa tháng 8, leo từ tối tới sáng ngắm mặt trời mọc, nhưng vì rét nên chỉ dám ở một lúc rồi phải xuống núi. (-haru) Rét là do lần đầu leo núi, không chuẩn bị đủ áo ấm. Nghe 5,6 độ thì biết là lạnh rồi nhưng mà ở nhà giữa tháng 8 nóng hầm hập nên không tưởng tượng được cái rét 5, 6 độ nó kinh khủng thể nào. Rét lắm đấy, nhất là lúc lên đến đỉnh. Mặc 2 quần 3 áo vẫn rét, nếu quần áo đó không phải đồ chuyên cho leo núi.
Bước 2: Chọn cách leo
Đầu tiên cần quyết định xem sẽ đi cùng ai, đi một mình hay đi cùng bạn, cùng gia đình. Tùy vào người tham gia mà cách đi lại, cách mang đồ, cách leo có thể thay đổi cho hiệu quả nhất. Ngoài ra thì tùy vào thể trạng, kĩ thuật, kinh nghiệm mà cách leo có thể khác. Ngoài cách tự leo các bạn có thể thuê hướng dẫn viên, đi tour cùng công ty du lịch, nếu thấy thiếu tự tin về thể lực cũng như kĩ thuật của mình.
Có 4 course để leo lên đỉnh, phần sau sẽ giới thiệu 2 course: Kawaguchiko-Yoshida và course Fujinomiya.
Bước 3: Cách đi tới điểm xuất phát – trạm số 5 (5th Station)
★ Đi bằng tàu và bus (ai cũng có thể đi được)
Thời gian tự do, sau khi leo có thể đi các điểm du lịch lân cận một cách dễ dàng. Có bus thẳng từ Shinjuku tới tầng 5. Đây là một cách đi lại rất thuận tiện. Xem lịch xe bus.
Ví dụ: Từ Tokyo mất khoảng 2.5 h 2700 yen
★ Đi bằng ô tô riêng (phù hợp với đi theo nhóm, gia đình)
Thời gian tự do, đi lại thuận tiện. Tuy nhiên có những thời kì hạn chế đi ô tô cá nhân lên tầng 5 nên phải dừng xe ở bãi Hokurokuchuusyajou (富士北麓駐車場) rồi đi bus lên tầng 5. Cần xem lịch của ban quản lý để chuẩn bị kĩ càng.
Ví dụ: Từ Tokyo mất khoảng 2.5 h 4640 yen
★ Đi tour bus (cho cá nhân/nhóm nhỏ)
Các điểm xuất phát trong thành phố rất tiện lợi. Tuy nhiên thời gian xuất phát bị giới hạn theo thời gian biểu từ lúc đi tới lúc về. Thời gian và giá tiền tùy từng tour.
====> Tham khảo vé JR Seishun 18: có thể dùng trong chuyến leo núi Phú Sĩ này. Hồi mình đi (hè 2013), lên đường Yoshida, lượt về, từ Gotenba tới Kobe, đi bằng Seishun OK.
II. Chuẩn bị trang phục, thiết bị mang theo
Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nên thời tiết thay đổi rất dữ dội. Mưa, gió, nhiệt độ…khắc nghiệt hơn rất nhiều so với dưới chân núi. Vì thế ta cần chuẩn bị thật kĩ càng trước khi lên đường.
Bước 1: Liệt kê những đồ cần thiết
Đối với mỗi thời tiết thì đồ sẽ khác nhau.
Đồ cho Trời nắng:
– Mũ nón: Trên núi ngày nắng, tia nắng rất gắt, tia cực tím cường độ rất mạnh. Để phòng say nắng chúng ta cần mang mũ có viền rộng.
– Kính râm: Lên đến đỉnh núi tia cực tím rất mạnh, rất chói. Nên mang theo kính râm để bảo vệ mắt.
– Quần áo nhanh khô. Quàn áo ẩm do mưa hoặc mồ hôi sẽ lấy đi thân nhiệt của ta, làm ta tiêu hao năng lượng nhanh hơn. Nên mang quần áo nhanh khô, mặc thoải mái mà lại an toàn.
– Túi/ba lô: Leo núi Phú Sĩ thì ba lô 30l là vừa đủ. Vì thời gian mang trên lưng khá lâu nên cần chọn loại ba lô có Waist belt (tham khảo hình minh họa). Cái waistbelt giúp cân bằng trọng lượng trên vai và lưng bạn, rất quan trọng.
http://blog.livedoor.jp/minami_post/archives/51626898.html
Gậy leo núi: Rất có ích khi ta mỏi chân.
http://store.shopping.yahoo.co.jp/arucoco/mac-1093.html
Giày leo núi: Bảo vệ tới cổ chân, nếu có thể nên chọn loại giày cứng, bền, đế có gai. Đương lên núi dài và khó đi nên một đôi giày tốt sẽ rất có ích.
Đồ cho trời mưa:
Áo mưa: Ngoài chống mưa ra còn có tác dụng phòng lạnh, cực kì cần thiết khi leo núi cao
Găng tay chông nước: Nếu chống được cả gió lùa thì càng tốt. Vừa chống được lạnh, rất đáng mang theo.
Rain cover cho ba lô: Để đồ trong balo không bị ướt mất.
Spats (スパッツ): Để giày không bị ướt vào trong khi mưa xuống. Ngoài ra còn có tác dụng phòng cát vào trong giày (nhất là ở đường xuống, tùy route mà có route rất nhiều cát).
http://item.rakuten.co.jp/arucoco/mac-0583/
Đồ dùng khi chờ ngắm mặt trời mọc (ご来光 go raiko)
Đèn headlamp Đường lên núi không có đèn chiếu nên cần mang theo đèn chiếu sáng. Nên mang loại headlamp, đeo lên người và để cho 2 tay tự do.
Quần áo phòng lạnh. Nhiệt độ giữa mùa hè là khoảng 5 độ. Đồ phòng lạnh là cực kì cần thiết. Ngoài chống được lạnh ra thì đồ cũng cần phải thật gọn nhẹ.
Mũ len: Trên đỉnh cực kì lạnh, cần có mũ len, che tai và mũi lại.
Khăn/towel: Dùng giữ ấm cho cổ.
Bước 2: Chuẩn bị những đồ cần thiết
– Trước ngày lên đường: chuẩn bị trang phục leo núi. Tối thiểu cần có: Giày leo, áo mưa, ba lô, headlamp, áo chống lạnh, đồ để thay, bít tất, áo mặc ở trong, mũ, đựng nước, bản đồ, thuốc men thông thường…
Với các bạn không muốn tự mình mua đồ (đồ khá nhiều và đắt, mà chỉ dùng cho 1 chuyến leo núi Phú Sĩ thôi) thì gần đây có dịch vụ cho thuê đồ, giá khoảng 10 000 yen trọn bộ leo núi. Có thể đặt đồ trước qua mạng được. Tham khảo 富士登山・登山用品・キャンプ用品のレンタルそらのした http://www.soranoshita.net/
– Vào ngày lên đường: Chuẩn bị đồ ăn, nước uống khi leo núi. Có thể mua ngay ngày hôm đó được (tất nhiên chuẩn bị từ hôm trước thì càng tốt). Có thể mua lúc bạn tới trạm số 5. Nên mang nhưng đồ có thể giữ được trong ngày, cẩn thận sô cô la có thể bị chảy ra trong túi do nóng. Nên chuẩn bị đồ uống/kẹo có muối để phòng bị cảm nắng. Nên mang ít nhất là 1 lít nước.
– Những đồ có thể mua ở Yamagoya (山小屋- các cửa hàng nhỏ ven đường lên núi): nước. Nặng nhất là nước, có thể điều chỉnh bằng cách mua ven đường được. Ngoài ra thì còn có kẹo bánh, bánh mì, bao tay, kem chống nắng, đồ lưu niệm… Về cơ bản nên chuẩn bị đầy đủ trước khi lên đường, hạn chế phụ thuộc vào các tiệm này.
III. Chuẩn bị về thể lực
Núi Phú Sĩ vào mùa hè, đường lên núi được làm rất công phu, có trạm nghỉ đặt ở nhiều nơi, thuộc vào loại dễ leo trong các ngọn núi của Nhật. Tuy nhiên, do đây là ngọn núi cao nhất Nhật Bản nên chúng ta không thể lơ là. Không khí loãng khiến ta chóng mệt, vì thế cần tập thể lực trước khi leo. Chuẩn bị về thể lực là bước chuẩn bị cuối cùng nhưng cực kì quan trọng cho việc leo núi thành công.
Bước 0: Tập luyện hàng ngày, đi bộ, tập gym, thể thao để có sức khỏe và sức bền.
Bước 1: Thử leo lên một ngọn núi gần nhà trước
Leo thử để biết cảm giác khi leo núi sẽ thế nào. Gọi là leo núi nhưng thực ra là hiking, đi bộ :) Hãy chọn một ngọn núi cao khoảng 1000 mét, cả đi và về mất 4 tiếng là vừa.
Bước 2: (nếu có thể) Để làm quen với không khí loãng ở trên cao, nếu có thể thì các bạn nên leo lên 1 ngọn núi khoảng 2000 mét trước. (Tham khảo: Trạm số 5 ở độ cao 2305 mét, Núi Phú Sĩ cao 3776 mét)
IV. Các Course leo
Course 1: Đường Kawaguchi Yoshida
http://www.jnto.go.jp/eng/indepth/scenic/mtfuji/fuji_05.html
https://www.fujisanhotel.com/#!access
Đây là con đường nhiều người đi nhất. Luôn có xe bus từ trung tâm Tokyo và Nagoya. Mất khoảng 6 tiếng để lên tới đỉnh núi Phú Sĩ. Đây là course được khuyên nên chọn vì có nhiều hàng quán nhỏ ven đường. Vào mùa cao điểm course này sẽ rất đông, có khi còn bị tắc đường. Phù hợp với các bạn lần đầu leo núi.
Điểm xuất phát: Trạm số 5 (五合目 2305 mét)
Thời gian: 6 tiếng đi lên và 3 tiếng 15 phút đi xuống.
Xuất phát từ trạm số 5 nơi có nhà nghỉ.
http://www.fujisanguide.com/forms/info/info.aspx?info_id=22860
http://www.fujisanguide.com/forms/info/info.aspx?info_id=22860
-> từ dốc thoai thoải đến dốc đá ->
có những chỗ nghỉ ở trạm 7 và 8 (2700 mét tới 3000 mét).
http://www.fujisanguide.com/forms/info/info.aspx?info_id=22860
http://www.fujisanguide.com/forms/info/info.aspx?info_id=22860
Sau khi đi qua cái torii ở trạm 9, bạn sẽ tới đoạn đường toàn đá. Lên tiếp sẽ tới một cái torii trắng, đi lên các bậc thang và bạn sẽ lên tới đỉnh.
http://www.fujisanguide.com/forms/info/info.aspx?info_id=22860
Trên đỉnh có ngôi đền Kuzushi-jinja, tại đây bạn có thể xin ấn. Bạn có thể tìm thấy các quán nhỏ và một hòm thư ở trên đỉnh
http://www.fujisanguide.com/forms/info/info.aspx?info_id=22860
Đỉnh núi – Nguồn: cá nhân
Đi xuống: đường xuống là một đường khác với đường lên (xem bản đồ).
Course 2: Đường Fujinomiya
Đây là đường ngắn nhất lên đến đỉnh núi, nhưng cũng có nghĩa là nó có nhiều đoạn dốc. Đường lên và đường xuống là giống nhau. Một yếu điểm của couse này là bạn không ngắm được mặt trời mọc nếu không lên được tới đỉnh.
Điểm xuất phát: Trạm số 5 mới (新五合目 2,400 m)
Thời gian: 5 tiếng đi lên. Đi xuống: 2 tiếng 40 phút
Xuất phát từ trung tâm Guidance center, nơi có tượng của ông John Rutherford Alcock, người nước ngoài đầu tiên leo lên đỉnh núi Phú Sĩ. Bạn sẽ leo lên một con đường đầy cát và sỏi. Trên đường đi lên bạn có thể thấy được núi Hoei-zan phía dưới. Lên tới khoảng 3000 mét, đường đi không còn cát nữa mà toàn là đá. Tới trạm số 8 (khoảng 3250 mét) có trạm cứu hộ núi Phú Sĩ, nơi mà những du khách gặp vấn đề về sức khỏe sẽ được giúp đỡ.
Trên đỉnh núi có vài quán nhỏ và có ngôi đền Okunomiya.
Đường xuống giống như đường đi lên, khi đi xuống hãy chú ý, nhường đường cho những người leo lên sau.
Các course khác:
– Gotenba guchi: Dài và khó nhất trong các course, tuy nhiên vắng hơn đường Yoshida.
– Subashiri: Dễ đi nhưng dài, đến trạm số 8 thì hợp vào với course Yoshida.
Chúc các bạn leo núi an toàn, vui vẻ.
V. Các website hữu ích
Những thông tin về nhà vệ sinh và lều nghỉ, đây là nơi bạn cần đến. Hãy chú ý rằng nhiều trang đặt chỗ là bằng tiếng Nhật. Bạn cũng có thể in bản đồ những cái nhà vệ sinh trên núi Phú Sĩ.
Danh sách bằng tiếng Anh về những lều nghỉ, số điện thoại (để đặt chỗ), trạm và độ cao có thể xem ở đây.
Goraikoukan là một trạm nghỉ khá gần đỉnh – một đặt cược hay để chắc chắn bản thân sẽ đến đỉnh núi đúng lúc mặt trời mọc. Nghỉ lại một đêm cũng hai bữa ăn là 8500 yên hoặc chỉ ngủ lại một đêm thì sẽ có giá 6500 yên. Nơi này có trang web cung cấp thông tin bằng tiếng Anh, nhưng nếu muốn đặt chỗ thì phải chuyển sang phiên bản tiếng Nhật. Đặt chỗ online sẽ không quá khó nếu có sự trợ giúp từ Google.
Nguồn:
+ kinh nghiệm cá nhân
+ http://www.jnto.go.jp/eng/indepth/scenic/mtfuji/fuji_05.html
+ http://www.fujisanguide.com/forms/menutop/menutop.aspx?menu_id=1649
+ Tokyocheapo
Người Nhật lo sợ thảm họa sóng thần đen chết chóc cao đến 13m sắp ập đến
Độ cao của cơn sóng thần đen này sẽ là 13m, tức là còn cao hơn cả thảm họa sóng thần đen trong lịch sử.