Làm sao để nghe tiếng Nhật tốt
Học nghe tiếng Nhật qua phát âm chuẩn
Điều đầu tiên mình muốn nhắc đến là vấn đề phát âm. Vì sao việc phát âm lại liên quan đến nghe? Việc phát âm có quan hệ trực tiếp với kĩ năng nghe của mọi người. Để có thể nghe được chuẩn người bản xứ nói gì, bạn cũng phải phát âm như họ, khắc sâu thanh âm, trọng âm từng từ, để khi nghe sẽ biết được ngay đó là từ gì. Vì thế, hãy chú trọng đặc biệt vào phát âm, cố gắng nghe thật kĩ, thật nhiều lần từ vựng, mẫu câu, hội thoại. Khi đã quen với cách người bản xứ nói, các bạn sẽ không bị lẫn từ nữa.
Các bạn phải tập phát âm chuẩn từ bảng chữ cái. Có một vài lưu ý nho nhỏ sau đây:
Âm “e” đọc là “ê”
Âm “u” đọc là “ư”
Âm “o” đọc là “ô”
Âm “su” và các từ tương tự đọc như chữ x
Âm “shi” và các từ tương tự đọc như chữ s
Hàng “ta” đọc thành “th” (không đọc là “ta” nhé)
Âm “fu” đọc là “hư” (cái này thì ngày xưa người ta đọc nhiều là “hư”, còn giờ bạn có thể nghe thấy nhiều người đọc là “fu” cũng được).
Các âm “kya”, “kyo”, “kyu” đọc nhanh, liền, không đọc là “ki-a”, “ki-ô”, “ki-u”
Đặc biệt chú ý âm “tsu”. Mình thấy một vài trung tâm tiếng Nhật vẫn còn dạy học viên đọc âm này như “trư” trong tiếng Việt. Không đúng đâu nhé, bạn nào đang mắc phải hãy cố gắng sửa ngay. Các bạn đọc như “chư” nhưng đặt đầu lưỡi ở khe giữa hai hàm răng. khi đọc dịch nhẹ lưỡi ra khỏi vị trí cũ là được.
Âm “r” đọc sang “l”
Vậy chỉ cần chú ý một vài điểm nhỏ trên là bạn đã đọc khá chuẩn tiếng Nhật rồi đấy.
Học nghe tiếng Nhật qua luyến, nối âm, nuốt âm
Đây cũng thuộc về phần phát âm tuy nhiên mình muốn nói rõ phần này.
Khi nghe, nhiều bạn sẽ thấy có nhiều từ rất khó nghe bởi sự nuốt âm. Nếu không rõ vài quy tắc nối, nuốt âm, các bạn sẽ khó phát hiện từ.
– Âm す(su) : ở âm này có sự nuốt âm. Trong một vài trường hợp, âm “su” không được đọc lên mà đọc thành âm gió (s):
_ Cuối câu: desu (des), masu (mas)
Trước tất cả các hàng trong bảng chữ cái, trừ hàng “zu”: sukoshi (skoshi), musume (musme), supootsu (spootsu),…
Hai quy tắc trên chỉ áp dụng cho các từ có trọng âm không rơi vào “su” thôi nhé.
Người ta có thể đọc rõ tiếng cũng có thể bị nuốt âm khi đọc nhanh, vì thế các bạn chú ý nhé.
– Ngoài âm “su”, một vài âm khác như “chi”, “ki”, “bu”,… khi đọc nhanh cũng nuốt âm. Vì rất khó để nói thành quy tắc nên các bạn buộc phải nghe nhiều người bản xứ nói để làm kinh nghiệm cho mình. Dần quen rồi thì sẽ không cần nghe quá nhiều nữa mà các bạn có thể tự phát hiện ra chỗ nuốt âm.
Học nghe tiếng Nhật đoán nội dung
Đoán nội dung ở đây hoàn toàn không phải đoán mò như các bạn nghĩ. Khi chưa nghe rõ một câu, các bạn đừng lần chần mãi ở chỗ đó mà làm đứt mạch cuộc hội thoại. Hãy nghe những câu tiếp theo và dựa vào ngữ cảnh để phần nào đoán được nội dung câu trước. Hoặc trong các bài học, học phần nào hãy chú tâm vào phần đó, mẫu câu sẽ chỉ có trong những phần đã học nên không khó để biết đâu.
Ta không nghe được nhiều khi là do không biết mẫu câu đó là phần ngữ pháp nào, vậy nên khi chú tâm vào trọng tâm bài học rồi thì bạn sẽ mường tượng ra được cấu trúc dễ thôi.
Học nghe tiếng nhật bằng cách nghe nhiều
Chắc chắn rồi, muốn nghe giỏi thì những nguyên tắc trên không thể đủ được. Các bạn nên nghe thật nhiều, nghe đi nghe lại 1 đoạn hội thoại. Nghe nhiều giúp chúng ta quen với từng từ, từng âm điệu một, để khi chuyển sang một bài hội thoại khác, từ nào đã gặp, mẫu nào đã gặp bạn sẽ phát hiện ra ngay.
Vậy nên, tóm lại, chúng ta phải thật chăm chỉ. Không có ngôn ngữ nào lười biếng mà thành công được. Vì thế đừng ngại nghe, hãy nghe thật nhiều, áp dụng các phương pháp trên, các bạn sẽ thấy có hiệu quả ngay. Chúc các bạn thành công!
Tình bạn khác giới có thực sự tồn tại hay không là phụ thuộc vào nhan sắc đứa con gái!
Dân tình cho rằng sẽ không tồn tại tình bạn đơn thuần giữa nam và nữ nếu cô gái sở hữu nhan sắc xinh đẹp.