Lá phong chiên giòn, món ‘ăn chơi’ độc đáo của Nhật Bản
Những chiếc lá phong vàng ươm như rót mật, đỏ cam như màu nắng là đặc trưng báo hiệu mùa thu Nhật Bản. Ở khắp mọi nơi, từ công viên, nhà ga, ven hồ… đâu đâu người ta cũng thấy lá vàng, lá đỏ rực rỡ bạt ngàn.
Đây cũng là dịp người dân Nhật Bản uống trà, ngắm lá đỏ và ăn bánh lá phong chiên dầu (Tempura Momiji) vô cùng độc đáo. Món này được lưu truyền đã hàng nghìn năm nay và trở thành thức ăn vặt không thể thiếu vào mùa thu ở xứ Hoa anh đào.
Những chiếc bánh lá phong chiên dầu là đặc trưng ẩm thực thu Nhật Bản.
Nguyên liệu chính để làm bánh chính là lá phong.
Tuy nhiên, không phải loại lá phong nào cũng được dùng làm bánh. Người Nhật chọn những chiếc lá vàng to, trục mềm, hình dáng đẹp mắt, không bị rách, trồng ở khu vực riêng. Lá được hái khi đang nở rộ nhất.
Những chiếc lá được chọn làm bánh đều phải to, vàng và đẹp.
Lá ngâm 1 năm mới được đem ra tẩm bột chiên dầu.
Ngoài ra, không thể chiên lá phong trực tiếp trên chảo dầu khi vừa hái xong. Người ta sẽ phải ướp muối để 1 năm đến khi lá mềm và mất vị hăng. Tiếp đó, lá được đem tẩm bột, vừng, đường và chiên trong dầu cải 20 phút đến khi vàng ươm và giòn tan.
Lúc này, hoàn toàn không nhận ra vị lá trong mỗi miếng bánh mà chỉ có vị thanh thanh ngọt nhẹ của vừng và đường
Món bánh độc đáo được bày bán nhiều ở các khu du lịch, nơi lá phong nở rộ.
Lá phong tẩm bột chiên dầu vẫn giữ được hình dáng đặc thù.
Những chiếc bánh vàng ươm, lấm tấm vừng trắng được vớt khỏi chảo.
Bánh được bày bán trực tiếp hoặc đóng gói làm quà ở các thánh địa du lịch nổi tiếng như Osaka, Kyoto, Minoh… Mỗi du khách đến ngắm lá phong vàng sẽ không thể bỏ qua loại bánh này.
Bánh ngọt vừa phải và giòn tan.
Bánh được bán trực tiếp hoặc đóng gói.
Vừa ăn bánh, uống trà và ngắm phong cảnh là thú vui tao nhã của người Nhật mỗi độ thu sang.
Nguồn: Saostar
Người Nhật sang VN làm nông rồi xuất lại chính quốc ngày càng nhiều
Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước đang tận dụng các hiệp định FTA trong nông nghiệp. Điển hình như nhiều công ty Nhật sang Việt Nam làm nông nghiệp rồi xuất khẩu lại chính quốc.