“Khi Tôi Vào Viện Dưỡng Lão”, một bài viết sâu sắc và hay, khiến nhiều người phải suy nghĩ sau khi đọc nó
Nếu không phải vì hoàn cảnh, tôi cũng sẽ không phải vào viện dưỡng lão. Sau khi nghỉ hưu, và lớn tuổi, con trai, con gái tôi bận với công việc và chăm cháu không có thời gian chăm sóc tôi. Thì vào viện dưỡng lão dường như là cách tốt nhất cho bản thân mình.
Trên thực tế, các điều kiện của viện dưỡng lão khá tốt: phòng sạch sẽ, được trang bị đầy đủ các thiết bị điện tử cơ bản. Hơn nữa thức ăn lại ngon, phục vụ cũng chu đáo và không khí cảnh quan rất đẹp.
Chỉ có vấn đề là chi phí đắt, lương hưu của tôi thì không đủ chi trả. Nhưng tôi có nhà, tôi đã bán nó đi, lúc đó với tôi mà nói tiền bạc không thành vấn đề. Vì lúc đó thấy không đủ khả năng chi tiêu khi nghỉ hưu, phần còn lại sẽ được để cho con trai thừa kế trong tương lai.
Con trai tôi cũng hiểu rằng: tài sản đó là của tôi, tôi nên hưởng chứ không phải là để cho chúng.
Việc còn lại là tôi phải tính đến việc chuẩn bị vào viện dưỡng lão.
Trong căn nhà cũ có rất nhiều thứ, từ kim, chỉ, tủ đựng quần áo, nhu phẩm hàng ngày, chăn ga gối đệm chất thành núi. Có cả bàn ghế, tôi thích sưu tập, tôi cũng có rất nhiều tem. Ngoài ra, còn có nhiều đồ khác, như ngọc lục bảo, vàng, bạc và nhiều dây chuyền khác. Đặc biệt là sách đầy trên tường. Có hàng chục chai rượu ngon, có cả hàng rượu ngoại.
Chưa kể đồ gia dụng, đủ loại dụng cụ nấu nướng, xoong nồi, củi, gạo, muối, gia vị, bếp núc cũng chật chội.
Còn cả chục album ảnh mà tôi sưu tầm được, nhìn căn phòng chất đầy đồ tôi thấy lo. Viện dưỡng lão chỉ có một phòng, một cái tủ, cái bàn, cái giường, cái sofa, tủ lạnh, máy giặt, tivi, bếp từ và lò vi sóng.
Chẳng có nơi nào để cất giữ của cải mà tôi tích lũy được trong đời, khi đó, tôi đã nhận ra rằng những thứ đó là đồ dư thừa, chúng không thuộc về tôi. Tôi chỉ dùng nó khi cần thiết mà thôi.
“Hóa ra ngay từ đầu tất cả những thứ này không phải của chúng ta. Chúng chỉ để chúng ta sử dụng khi cần tới. Chúng ta không thể mang theo suốt cuộc đời, kể cả khi chết đi. Tốt hơn hết hãy biết cách cho người nào cần”.
Tôi rất muốn quyên góp những thứ này nhưng tôi không thể. Làm thế nào để giải quyết chúng đã trở thành một bài toán khó, và rất ít người nhận chúng.
Tôi có thể tưởng tượng sẽ như thế nào nếu tôi cho con cháu tôi những báu vật của mình: Tất cả quần áo và chăm ga gối đệm chắc chắn sẽ bị vứt bỏ, những bức ảnh quý của tôi cũng sẽ bị tiêu hủy, sách cũng sẽ bị bán vì cho rằng đó là phế liệu. Các bộ sưu tập cũng sẽ bị chúng xử lý, đồ nội thất bằng gỗ chúng sẽ đem đi bán với giá thấp.
Sẽ chẳng còn lại gì, thật sự vứt bỏ hết tất cả.
Đối mặt với quần áo, tôi chỉ chọn một ít để mặc, đồ dùng nhà bếp, chỉ để lại một bộ xoong nồi. Sách thì chọn một vài cuốn đáng đọc. Chỉ mang theo chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế, sổ hộ khẩu và tất nhiên là thẻ ngân hàng, vậy là đủ.
Đây là tất cả đồ đạc của tôi. Khi chuẩn bị đi, tôi đã chào tạm biệt hàng xóm.
Sống cả đời, để cuối cùng hiểu rằng: chúng ta thực sự không cần nhiều thứ, đừng bị ràng buộc bởi những thứ dư thừa mà hãy sống hạnh phúc. Cạnh tranh để giàu có, tài sản chỉ là phù phiếm, lo lắng bận rộn làm việc kiếm tiền mỗi ngày, cho đến cuối cùng mới hiểu cuộc sống đến cuối cũng chỉ cần mỗi một chiếc giường để nằm.
Nếu mệt thì phải nghỉ, không giàu thì cũng hãy bằng lòng, dù bận đến đâu cũng phải tập thể dục. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, rồi ai cũng sẽ vào viện dưỡng lão sớm thôi. Một trăm năm sau, chúng ta đã về cõi vĩnh hằng, ngủ một giấc ngủ đã thật sâu rồi.
Chúng ta chỉ đến thế giới này một lần, tại sao không sống vui vẻ, chúng ta chỉ sống một cuộc đời một lần, tại sao không sống hạnh phúc?
Đối xử tốt với bản thân, kiếp này bạn sẽ không phải hối tiếc. Hãy đối xử tốt với mọi người xung quanh, kiếp sau chắc gì đã có thể gặp lại?
"Mẹ ơi, con sắp đủ 60 nghìn để đi học võ rồi", chờ một phép màu sau 70 giờ bé 10 tuổi lọt trụ bê tông
35m tương đương với một tòa nhà 10 tầng, chẳng ai dám nghĩ đến việc đứa trẻ đã 3 ngày ở một mình, không có bố mẹ hay bất cứ người thân nào bên cạnh.