Khi con bạn phạm sai lầm, hãy hỏi chúng 8 câu này, trẻ sẽ ngoan ngoãn tự nhận lỗi

Trẻ con đang trong quá trình trưởng thành, phương pháp giáo dục của bố mẹ là rất quan trọng, bởi vì điều này sẽ vô tình ảnh hưởng đến tính cách và tương lai đứa trẻ trở thành người như thế nào.

Nhiều bậc bố mẹ lo sợ rằng con cái họ sẽ phạm sai lầm, họ chọn cách dùng lời trách mắng khi chúng làm sai gì đó, điều này chỉ khiến trẻ bỏ lỡ cơ hội tự nhận thức mà thôi!

Một số chuyên gia chỉ ra rằng, khi trẻ đã lỡ làm ra các việc ngoài ý muốn, đầu tiên thử hỏi chúng 8 điều sau đây, để chúng học cách suy nghĩ và hiểu thế nào là đúng sai. Phương pháp giáo dục này chắc chắn sẽ hữu ích hơn là la mắng, vừa đau đầu, vừa tổn thương tâm lý trẻ.

1. Xảy ra việc gì vậy con?

Khi bạn nhận thấy con mình đang phạm sai lầm, trước hết không nên vội vàng xác định vấn đề, càng không nên mắng liên tục khiến trẻ thêm hoang mang. Bạn cần bình tĩnh và lắng nghe trẻ giải thích, đứng ở quan điểm của trẻ để hiểu sự thật của vấn đề. Hãy để trẻ có cơ hội nói, cơ hội tự giãi bày, ngay cả khi đó thực sự là lỗi của chúng. Nếu có thể làm được như vậy, trẻ sẽ cảm nhận được sự khoan dung của bạn, và vui vẻ nhận lỗi, lần sau không tái phạm.

2. Bây giờ con cảm thấy thế nào?

Sau khi hiểu được sự việc, đừng vội giáo dục chúng. Thay vào đó, hãy cố gắng hiểu những gì trẻ đang cảm nhận trong lòng. Vả lại, trẻ con mà, chúng thường làm các việc ít khi suy xét hậu quả, chỉ đơn giản là giải tỏa cảm xúc nhất thời thôi.

Các nhà khoa học cũng nói rằng khi người ta phấn khích về mặt cảm xúc, người khác có nói thế nào thì họ cũng không muốn nghe. Cần phải trấn tĩnh họ trước, rồi họ mới có thể bình tĩnh suy nghĩ. Nếu muốn con cái lắng nghe ý kiến của chúng ta, nên để cảm xúc của trẻ được bày tỏ ra trước đã.

3. Con muốn làm gì vậy?

Sau khi trẻ bày tỏ xong rồi, hãy hỏi trẻ câu này. Cho dù câu trả lời của trẻ khiến bạn ngạc nhiên như thế nào, cũng không nên lo lắng và khẩn trương, mà hãy bình tĩnh hỏi trẻ câu tiếp theo.

4. Vậy con cảm thấy có biện pháp nào khác không?

Trẻ con cũng cần được tôn trọng, và được quyền phát biểu thích hợp. Trong khi trẻ tự suy nghĩ, chúng ta cũng cho trẻ những lời khuyên, giúp trẻ tìm ra những biện pháp khác nhau.

Trẻ con suy nghĩ đơn giản, chân chất, lời nói đôi khi “vô phép vô tắc” một chút, sẽ khiến bạn cảm thấy giật cả mình. Lúc này, bạn hãy bình tĩnh và đừng phát cáu nhé!

5. Những cách làm này sẽ có kết quả thế nào?

Với câu hỏi này, bạn cũng cần kiên nhẫn để trẻ suy nghĩ xem các biện pháp mà chúng đề xuất sẽ mang lại những kết quả gì? Và chúng có thể chấp nhận và chịu trách nhiệm với những kết quả này hay không? Nếu trẻ không thể suy nghĩ rõ ràng vào lúc này, bố mẹ nên giúp chúng ngừng những suy nghĩ lung tung trong đầu. Và bảo cho chúng biết rằng làm thế này sẽ mang lại kết quả không tốt ra sao. Nhưng bạn hãy chú ý, không nên thao thao bất tuyệt, chỉ giảng giải nhẹ nhàng, ngắn gọn và dễ hiểu là được rồi.

6. Con đã có quyết định làm thế nào rồi phải không?

Sau khi phân tích ưu và nhược điểm của tất cả các phương pháp, hãy hỏi con bạn muốn làm gì? Ngay cả khi lựa chọn của trẻ không đáp ứng mong đợi của bạn, hãy tôn trọng quyết định của chúng. Bởi vì nếu bạn “diễn thuyết” quá nhiều cũng như can thiệp quá sâu, trẻ có thể tiếp thu không được đầy đủ. Dù sao, chúng cũng chỉ là trẻ con, chúng nghe giây trước, lại quên ngay giây sau. Chưa kể trẻ có thể bị bối rối và không tin những gì bạn nói trong tương lai.

7. Con mong muốn bố/mẹ làm gì cho con nào?

Sau khi trẻ đưa ra quyết định, những gì bố mẹ có thể làm là thể hiện thái độ ủng hộ, bởi vì điều này sẽ trở thành chỗ dựa vững chắc cho trẻ và khiến trẻ tự tin hơn.

8. Lần sau chúng ta nên làm gì?

Sau khi sự việc qua đi, hãy hỏi trẻ về vấn đề này một lần nữa, cho trẻ cơ hội tự kiểm tra và suy nghĩ xem liệu giải pháp của mình có hiệu quả hay không, từ đó tăng khả năng phán đoán.

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng con cái họ vẫn còn quá nhỏ và không có khả năng giải quyết vấn đề. Nhưng thực tế, nhiều trẻ em đều có tư duy và cách thức riêng của chúng, đôi khi còn rất sáng tạo và thông minh. Những gì cha mẹ có thể làm là phát triển khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề của chúng. Để tương lai, bạn không phải nhất nhất lo lắng về con mình nữa, vì đây mới là kỹ năng quý giá nhất trong quá trình phát triển của con bạn!

Theo: tinnuocmy.com

Tags:
Nhật Bản sẽ giới hạn thời gian làm việc thêm giờ của nhân viên bằng điều luật cải cách lao động mới

Nhật Bản sẽ giới hạn thời gian làm việc thêm giờ của nhân viên bằng điều luật cải cách lao động mới

Một dự luật về cải cách lao động đã chính thức có hiệu lực vào thứ Hai, đặt ra một mức giới hạn pháp lý về thời gian làm việc kéo dài, để có thể thay đổi văn hoá làm việc với những giờ làm thêm kéo dài đến nửa đêm vốn đã quá quen thuộc tại Nhật Bản, một trong những nguyên nhân gây ra “karoshi” – những cái chết vì làm việc quá sức.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất