Khám phá thú vị về cửa hàng tiện lợi dành cho khách du lịch Nhật Bản!
Đương nhiên là khu du lịch không thể bỏ qua, song chắc hẳn không ít bạn thích đến cửa hàng tiện lợi có vô vàn sản phẩm độc đáo, mới lạ! Cửa hàng tiện lợi đầu tiên của Nhật Bản ra mắt vào thời năm 1970. Sau khi cửa hàng tiện lợi đầu tiên như “Mummy” thuộc tỉnh Osaka, “Coco!” thuộc tỉnh Aichi (có nhiều giả thuyết) ra mắt, vào thời điểm tháng 7 năm 2019, có đến 56,000 cửa hàng tiện lợi bao gồm thương hiệu 7-Eleven, LAWSON, FamilyMart trên toàn quốc. Kỳ này, chúng mình sẽ giới thiệu về văn hóa “convenience” độc đáo của Nhật Bản!
Số lượng sản phẩm khổng lồ của các cửa hàng tiện lợi Nhật Bản!
Nhật là thiên đường đầy ắp các cửa hàng tiện lợi. Nếu bạn đã từng đi du lịch Nhật Bản thì hẳn phải ngạc nhiên bởi số lượng sản phẩm tại các cửa hàng gần ga, khách sạn. Có đến 2,500~3,500 mặt hàng được bày bán trong tiệm, đồ ăn, nước uống, sách báo, cho đến các vật dụng hàng ngày về cơ bản được sắp xếp đầy đủ. Mỗi tuần có đến 100 loại sản phẩm mới được ra mắt. Bên cạnh đó thì số cửa hàng chi nhánh của các thương hiệu trên toàn quốc cũng đáng nể. Với 56,000 cửa hàng vào năm 2019, có 7,400 cửa hàng nằm tại khu vực Tokyo và 4,000 cửa hàng thuộc khu vực Osaka được du khách ưa chuộng. 15,000 cửa hàng tăng vọt trong 10 năm gần đây, và hầu hết tập trung về các khu đô thị.
Các tỉnh địa phương như Kochi, Shimane, Tottori thì chưa đến 300 tiệm. Các cửa hàng đa dạng sản phẩm tùy địa điểm khác nhau, vì vậy có đi bao nhiêu lần bạn cũng sẽ không thấy chán!
Có cả dịch vụ này sao!? Cách sử dụng cửa hàng tiện lợi khiến người nước ngoài phải ngạc nhiên
Mặc dù khác thương hiệu nhưng vai trò của các cửa hàng đặc biệt đều có sự tương đồng. Đồ ăn, nước uống, quà ăn vặt được bày bán, và hình thức kinh doanh 24 tiếng đồng hồ tiện lợi cho việc thanh toán hóa đơn, mua vé, gửi & nhận đồ bưu điện, rút tiền máy ATM, in giấy bằng máy copy đa năng,… tăng phần tiện dụng cho sinh hoạt hàng ngày. Các mặt hàng đa dạng vui mắt không chỉ giúp ích cho người Nhật mà còn có các dịch vụ chuyên dành cho khách du lịch nước ngoài như check-in phòng nghỉ, mướn xe đạp, WI-FI miễn phí, mua sắm miễn thuế,… Trong những năm khách du lịch đến Nhật Bản tăng cao như thế này, mọi người có thể tìm mua quà lưu niệm giới hạn tại địa phương, mỹ phẩm thương hiệu nổi tiếng ngay tại trung tâm đô thị.
Còn gì đáng mong đợi hơn sự phát triển trong tương lai nữa chứ!
Thế giới “tiện lợi” tiến hóa không ngừng
Các cửa hàng tiện lợi vẫn đang cho thấy uy thế đổi mới không ngừng đi cùng thời đại. Cửa hàng tại Nhật Bản hoạt động 24 tiếng trên 365 ngày trong năm, nhưng gần đây phải đối mặt với vấn đề thiếu lao động, một số cửa hàng bắt đầu chỉnh sửa về hoạt động 24 tiếng. Nhiều thương hiệu đang tích cực tuyển dụng nhân viên có quốc tịch nước ngoài sống tại Nhật Bản. Đặc biệt, số nhân viên người ngoại quốc làm việc tại cửa hàng thuộc khu vực Tokyo, Osaka lên đến 55,000 người. Ngoài ra, một số nơi bắt đầu áp dụng máy tính tiền tự động, hoặc tăng cửa tiệm bán hàng tự động, thanh toán bằng phương thức không tiền mặt (cashless) và thay bằng tiền điện tử như AliPay, LINE PAY… nhằm giảm chi phí nhân công thông qua các công nghệ kỹ thuật tiên tiến!
Chỉ vài năm nữa thôi, khi bạn đến Nhật Bản, các cửa hàng tiện lợi ở đây đã vượt xa hình ảnh thông thường hiện tại cũng không biết chừng!?
Một số cửa hàng tiện lợi “cá tính” theo vùng
Đa số các thương hiệu lớn đều mở rộng chi nhánh trên toàn quốc, song cũng có thương hiệu chỉ triển khai tại các khu vực địa phương nhất định. Chẳng hạn như Seicomart chỉ có tại Hokkaido, NewDays tại các ga có tuyến JR, bên cạnh đó là Daily YAMAZAKI, POPLAR tuy không có nhiều chi nhánh nhưng lại được nhiều khách hàng ưa chuộng… Bạn biết được bao nhiêu cửa hàng tiện lợi nào? Chỉ cần chọn ra một vài cửa hàng bạn yêu thích và dạo vòng thôi là cũng đủ tăng phần hấp dẫn cho chuyến đi của bạn rồi đó!
Nguồn: Fun-japan.jp
Nhật Bản xác nhận thêm 3 công dân sơ tán khỏi Vũ Hán nhiễm vi rút
Tổng số ca nhiễm vi rút Corona mới (nCov) gây viêm phổi Vũ Hán tại Nhật Bản đã tăng lên 20, sau khi có thêm 3 người được sơ tán khỏi ổ dịch, trong đó một người không phát hiện vào lần xét nghiệm đầu tiên.