Hướng dẫn lắp mạng Internet ở Nhật (phần 1): Tổng quan
Nhưng kì thực thì nó không hợp lắm vì dường truyền không ổn định và có thể bạn muốn truy cập Internet không bị giới hạn dung lượng với tốc độ tia chớp
Nhưng có thể sẽ hơi mẹo một chút để chọn lựa 1 cái giữa vô vàn nhà cung cấp dịch vụ mạng tại Nhật đâu là lựa chọn hợp túi tiền và nhu cầu sự dụng nhất. Có rất nhiều thông tin nhưng chủ yếu bằng tiếng Nhật. Trong bài này chúng mình sẽ tổng hợp lại những thông tin để các bạn dễ dàng quyết định hơn.
Ghi chú: bài viết này tập trung vào những hợp đồng Internet dài hạn, nếu bạn tìm những thông tin về hợp đồng ngắn hạn, hãy tìm hiểu thêm tại những bài viết khác của iSenpai như thuê bộ phát wifi di động.
Xác định nơi bạn sống
Dựa vào khu vực mình sống, bạn có thể dễ dàng xác định những nhà cung cấp dịch vụ hợp với mình hơn vì một vài dịch vụ sẽ có những hạn chế về địa điểm cung cấp dịch vụ. Nếu bạn thuê 1 căn hộ trong 1 tòa nhà kha khá lớn thì có thể bạn sẽ bị giới hạn trong những nhà cung cấp riêng của tòa nhà. Còn nếu bạn thuê 1 căn nhà thì bạn có thể lựa chọn bất kì một công ty cung cấp dịch vụ Internet nào có tại khu vực đó (hoặc nếu bạn ở vùng sâu vùng xa quá thì cũng sẽ là hầu hết các công ty, hãy hỏi chủ nhà để biết rõ hơn).
Khi nói về Internet, hầu hết mọi người sẽ nghĩ tới chọn lựa ADSL hay là cáp quang. Cả 2 loại hình này đều có tốc độ siêu nhanh tại Tokyo, nhìn chung tốc độ thấp nhất là 100Mps và cao nhất có thể lên tới 2Gps (với cáp quang). Dù ở Việt Nam có nhiều bạn coi mạng 10Mps là cũng khá ổn rồi nếu không kể những lúc lũ cá mập đói quá mà nhai đường dây dưới biển, bạn sẽ hiểu là 100Mps là quá cả đủ nhanh để cho nhu cầu của bạn. Tất nhiên, hãy cứ đòi hỏi tốc độ nhanh nhất trong lựa chọn bạn có thể chi trả. Chúng mình sẽ đưa thêm vài lựa chọn ADSL tốc độ chậm hơn trong bài này để các bạn so sánh. Hầu hết những mạng Internet được liệt kê tại đây đều không giới hạn dung lượng.
Với những bạn muốn tiết kiệm nhưng đang sống trong dạng căn hộ chung cư, hãy hỏi chủ nhà hoặc quản lý trước xem dịch vụ có sẵn thì giá cả ra sao. Nếu năng lực tiếng Nhật của bạn không đủ thì hãy nhờ bạn bè biết Tiếng Nhật giúp.
Những từ tiếng Nhật hữu dụng cần biết về Internet
Trước khi tìm hiều những thông tin về mạng Internet, bạn có thể làm quen với những thuật ngữ sau:
光 = hikari = cáp quang
ADSL = ADSL
モバイル = mobairu = mobile
Trừ khi bạn muốn thử thách năng lực tiếng Nhật của bản thân, còn không thì tốt nhất là đăng kí dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ có hỗ trợ Tiếng Anh.
Dịch vụ Internet hai bước
Tại Nhật, bạn hãy hiểu rằng mạng Internet không có gộp chung – có thể hiểu là đường dây thì được cung cấp bởi 1 công ty (như là NTT hay AU KDDI), còn dịch vụ thì thực ra được cung cấp bởi 1 công ty khác. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải kí 2 hợp đồng riêng biệt, và 2 hóa đơn cũng riêng nốt.
Hãy chuẩn bị tâm lý giải thích với mấy nhân viên nhà mạng là bạn không có cần điện thoại cố định và kể cả 1 cái máy fax. Đôi khi họ sẽ đưa ra dịch vụ kết hợp bao gồm cả TV nhưng hãy bỏ qua vì thực ra nếu không trả thêm 1 khoản tiền cước kha khá thì các chương trình có sẵn thực tình không có thú vị lắm đâu.
Phí và lịch trình lắp đặt
Khi đã kí xong hợp đồng với 1 nhà cung cấp mạng, bạn sẽ phải đợi vài ngày tới vài tuần cho tới khi có nhân viên tới lắp cho bạn. Nó phụ thuộc vào nơi bạn ở, kiểu nhà bạn thuê và tại thời điểm đó công ty cung cấp dịch vụ bận tới đâu. Mùa chuyển nhà sẽ khá là kín lịch với những nhân viên này, rơi vào tầm tháng 3-4 và tháng 8-9.
Phí lắp đặt và cài đặt các thứ có thể tốn từ 3000-24000 yên – hãy tìm các khuyến mại hoặc ghi chú cho phép bạn bỏ qua khoản này hoặc trả góp trong 12-30 tháng. Hợp đồng được kí có nhiều loại, từ 1 năm, trong 2 năm, 2 năm rưỡi tới 5 năm (hoặc nhiều kiểu khác). Giá cả thì không hẳn là cứ càng lâu thì càng rẻ đâu.
Lưu ý: có thể bạn khá quen thuộc với việc tự lắp đặt đường dây Internet và hoàn toàn có thể tự làm, thì đó cũng không phải là 1 điều bình thường ở Nhật. Nhà cung cấp có thể gửi qua bưu điện cho bạn đủ các loại modem dây dợ các đồ cần thiết khác và bạn muốn tự lắp, sẽ có hỗ trợ qua điện thoại trong quá trình bạn làm. Và rồi có thể bạn sẽ tốn hàng giờ giải thích năn nỉ các kiểu trên điện thoại xin nhân viên tóm tắt cho bạn cách làm rồi để nhận lại câu nói đại loại là bạn không thể tự làm đâu. Nên tốt nhất là cứ để cho nhân viên họ làm.
Đón xem phần 2: So sánh giá của một số nhà mạng.
Theo Tokyocheapo
Dịch Týt
“Ông lớn” ngành Internet Nhật Bản trả lương nhân viên bằng Bitcoin
Một phần lương của nhân viên Tập đoàn GMO sẽ được trả bằng bitcoin kể từ năm 2018.