Hướng dẫn đọc bảng lương chi tiết cho người lao động khi đi XKLĐ tại Nhật Bản
Tuy Mọi người có hiểu được hết nội dung đó không? Hoặc có ai thắc mắc là lương công ty mức lương thực tế mình nhận được bao nhiêu và sẽ bị khấu trừ bao nhiêu không? Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách đọc bảng lương và các khoản khấu trừ khi lao động tại Nhật Bản
Lương người lao động tại Nhật là bao nhiêu?
Bảng lương người lao động tại Nhật Bản
Bảng lương cho người lao động tại Nhật Bản thường được chia làm 3 mục chính bao gồm :
① 「勤怠」(きんたい):Các số liệu liên quan tới số ngày, giờ làm việc của từng tháng ② 「支給」(しきゅう):Các khoản mà công ty trả cho bạn ③ 「控除」(こうじょ):Các khoản bạn bị khấu trừ khi nhận lương.
Bảng lương của người lao động tại Nhật Bản
1. Số ngày, giờ làm việc Mục này gồm các số liệu liên quan tới số ngày, giờ làm việc của từng tháng, cụ thể:
- 出勤日数 : Số ngày đi làm
- 有給消化 : Số ngày đã nghỉ phép
- 有給残日数 : Số ngày nghỉ phép còn lại
- 欠勤日数 : Số ngày nghỉ không phép
- 時間外労働時間: Thời gian làm ngoài giờ
- 深夜残業時間 : Thời gian làm ngoài giờ buổi đêm
- 遅刻時間 : Thời gian đi muộn sau giờ làm
- 早退時間 : Thời gian về sớm hơn giờ làm
2. Các khoản lương bạn nhận được Mục này là mục các khoản mà công ty trả cho bạn, bao gồm:
- 基本給 : Lương cơ bản
- 役職手当 : Phụ cấp chức vụ
- 住宅手当 : Phụ cấp nhà ở
- 家族手当 : Phụ cấp người có gia đình
- 時間外労働手当: Phụ cấp làm ngoài giờ
- 深夜労働手当 : Phụ cấp làm ngoài giờ buổi đêm
- 休日労働手当 : Phụ cấp làm ngày nghỉ
Cũng giống như Việt Nam, lương của người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản bao gồm 2 phần cơ bản là Lương cơ bản và các khoản phụ cấp
+) Lương cơ bản là khoản tiền lương cố định mà công ty trả hàng tháng cho người lao động, và nó là cơ sở để tính các khoản tiền như bonus, tiền nghỉ việc.
+) Các khoản phụ cấp là các khoản tiền mà công ty hỗ trợ thêm bạn về mặt đời sống ( hỗ trợ gia đình, nhà ở,…), hoặc trả thêm do đặc thù công việc (phụ cấp chức vụ cho quản lý phân xưởng…), hoặc các khoản tiền phát sinh thêm biến động theo tháng (phụ cấp làm ngoài giờ,…). Các khoản phụ cấp sẽ biến động tùy thuộc vào chế độ của mỗi công ty tại Nhật và phụ thuộc cả vào tình hình làm ăn của công ty nữa,..
Ngoài ra, người lao động còn nhận được tiền tăng ca, làm thêm,…
3. Các khoản khấu trừ lương tại Nhật
Ở Việt Nam chỉ phải đóng bảo hiểm, tuy nhiên tại Nhật bạn phải đóng khá nhiều khoản như:
+) 社会保険 (bảo hiểm xã hội) bắt buộc phải tham gia, bao gồm các khoản:
– 健康保険料 (bảo hiểm y tế) : Phòng khi bạn gặp các vấn đề về sức khỏe sẽ được hỗ trợ chỉ phải trả 30% chi phí khám bệnh.
– 厚生年金保険料 (bảo hiểm hưu trí??) : Là khoản bảo hiểm để đảm bảo bạn sẽ nhận được 1 khoản trợ cấp khi nghỉ việc do đến tuổi già, hoặc tử vong/ mất khả năng làm việc.
– 雇用保険料 (bảo hiểm lao động) : Là khoản bảo hiểm để đảm bảo khi thất nghiệp hoặc trong quá trình nghỉ sinh/ nuôi con bạn sẽ nhận được khoản trợ cấp tương đương
Tiền bảo hiểm xã hội tại Nhật do công ty chi trả 50%, người lao động chi trả 50% và thường tính dựa vào thu nhập của từng người. Đối với các bạn lương khoảng 20 man thì khoản tiền 社会保険 phải trả vào mức 2.5 ~2.7 man/ tháng, khá là cao.
+) 所得税 thuế thu nhập Là khoản thuế thu nhập bạn phải trả tương ứng với thu nhập tháng đó của mình. Tuy nhiên, khoản thuế này bạn có thế nhận lại 100% khi về nước .
+) 住民税 thuế thị thực : là khoản thuế thị dân bạn phải trả cho thành phố, khoản này được tính dựa trên thu nhập năm trước đó của bạn, chứ không dựa trên thu nhập năm nay. Vì thế, các bạn mới đi làm năm đầu thường khoản này rất thấp vì năm trước đó là sinh viên, thu nhập thấp, đến năm thứ 2 khoản này sẽ bị đội lên khá nhiều
Khoản tiền mà bạn nhận được sẽ bằng mức lương bạn nhận được – Các khoản khấu trừ
Trên đây là tất cả hướng dẫn chi tiết cách đọc bảng lương cho người lao động khi XKLĐ tại Nhật Bản. Các bạn hãy lưu vào để kiểm tra lương hàng tháng của mình bao nhiêu nhé.
Theo: http://laodongnhatban.com.vn
Gia đình 3 con trai đi XKLĐ Nhật Bản, 2 người được điều về nước làm giám đốc chi nhánh VN, 1 người được giữ lại với mức lương 50 Man/tháng
Ba anh em ruột cùng chọn con đường đi XKLĐ để lập nghiệp, khi trở về Việt Nam, hai trong ba người được các công ty Nhật tin tưởng giao cho làm giám đốc, còn cậu em út thì ở lại Nhật làm kỹ sư.