Hướng dẫn của đại sứ quán về thủ tục kết hôn
Trích đăng và bổ sung một số lưu ý dành cho các bạn:
1. Về giấy tờ
Bạn có thể gửi hồ sơ và nhận trả kết quả bằng bưu điện, công dân phải gửi kèm theo hồ sơ một bì thư ghi sẵn địa chỉ của người nhận (nên dùng form người nhận trả tiền của hãng Yamato như mẫu dưới đây sẽ nhận được kết quả sớm nhất). Trường hợp công dân không tự chuẩn bị sẵn bì thư, không ghi sẵn địa chỉ, ĐSQ sẽ thu phí xử lý hồ sơ gửi qua đường bưu phẩm đảm bảo (cước phí thực tế + 500 yên/hồ sơ).
Truòng hợp kết hôn với ngừoi nước ngoài:
Nếu trước khi xuất cảnh công dân Việt Nam đã đủ tuổi kết hôn theo quy định thì cần nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh cấp cho đương sự (cấp đúng mẫu quy định có ghi rõ mục đích dùng để kết hôn, kết hôn với ai, tên gì, số hộ chiếu, nơi dự định làm thủ tục kết hôn… và chỉ có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp).
– Trường hợp người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở một nước khác thì phải có xác nhận của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước đó về tình trạng hôn nhân của người đó. Trường hợp công dân đã có thời gian cư trú ở nhiều nước khác nhau nếu không thể xin được giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại các nơi đó có thể viết giấy cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian đó và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan
…
– Trường hợp đang là Tu nghiệp sinh cần có xác nhận của Nghiệp đoàn đồng ý cho đương sự kết hôn.
…
Theo quy định của Nhật Bản, khi người nước ngoài kết hôn với người Nhật hoặc người nước ngoài kết hôn với người nước ngoài đều có thể làm thủ tục đăng ký kết hôn tại tòa hành chính thành phố, quận, huyện… của Nhật Bản. Hai bên nam nữ phải có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mình, hồ sơ gồm: Đơn đăng ký kết hôn theo mẫu (lấy tại tòa hành chính nơi ĐKKH); Hộ chiếu; Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn do cơ quan đại diện của nước mình tại Nhật Bản cấp (Nộp kèm bản dịch sang tiếng Nhật có công chứng…). Sau khi thực hiện việc kết hôn tại chính quyền Nhật Bản và nhận giấy 婚姻届け/婚姻受理証明書, cần gửi tiếp giấy này tới ĐSQ đề nghị làm thủ tục ghi chú hộ tịch để nhận Trích lục ghi chú kết hôn. Trong trường hợp muốn chuyển đổi tư cách lưu trú (visa phối ngẫu) theo vợ/chồng, đương sự cần dịch Trích lục ghi chú kết hôn sang tiếng Nhật để nộp cho các cơ quan liên quan của Nhật Bản.
2. Về lệ phí
Trường hợp có nhu cầusử dụng dịch vụ dịch thuật để hoàn thiện hồ sơ : Phí dịch thuật từ tiếng Nhật sang tiếng Việt dành cho công dân Việt Nam: 4.000 yên/1 trang 200 từ; 3.000 yên/1 trang nếu dưới 200 từ. Phí dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Nhật: 4.000 yên/01 trang. Trả kết quả sau 3 ngày làm việc.
Lệ phí làm nhanh trong 24h, các bạn liên hệ đại sứ quán trước để tham khảo.
3. Các lưu ý khác
Đại sứ quán chịu trách nhiệm trực tiếp giải quyết hồ sơ hộ tịch cho công dân Việt Nam tại các tỉnh Nhật Bản như sau: Hokkaido; Aomori; Iwate; Miyagi; Akita; Yamagata; Fukushima; Ibaraki; Tochigi; Gunma; Saitama; Chiba; Tokyo; Kanagawa; Niigata; Toyama; Ishikawa; Fukui; Yamanashi; Nagano; Gifu; Shizuoka; Aichi; Mie; Kyoto; Hyogo; Nara; Wakayama; Shiga; Tottori; Shimane; Okayama; Hiroshima; Yamaguchi; Tokushima; Kagawa; Ehime; Kochi (các tỉnh còn lại do TLSQ Việt Nam tại Sakai và Fukuoka đảm nhiệm).
-Giờ tiếp nhận hồ sơ tại Đại sứ quán: từ 9h30 đến 12h, chiều từ 14h đến 17h các buổi từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trừ ngày lễ
– Giải đáp, tra cứu kết quả: điện thoại số 03-3466-3311 hoặc viết thư cho Phòng lãnh sự ĐSQ theo địa chỉ: [email protected] . ĐƯỜNG DÂY NÓNG: +8180-3590-9136
– Địa chỉ: ₸151-0062 東京都渋谷区元代々木町50-11、ベトナム大使館、領事部/Tokyo-to, Shibuya-ku, Motoyoyogi-cho, 50-11, Betonamu Taishikan, Ryōji-bu.
Nguồn: Isenpai.jp
Giật mình với con số người Nhật không muốn kết hôn, giật mình hơn với lý do
Nhiều nam giới Nhật Bản cho biết họ không muốn kết hôn vì thu nhập của họ không đạt tiêu chuẩn của nữ giới.