Hơn 8000 máy thở ở Nhật khả năng sẽ phải “xếp xó”
Từ ngày 21/5, Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại ba tỉnh Osaka, Kyoto và Hyogo, khi số ca nhiễm mới COVID-19 tại 3 tỉnh này đã giảm. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng, Nhật Bản đang lo ngại khả năng thừa máy thở.
Hồi tháng 4, ông Abe đã yêu cầu các doanh nghiệp Nhật Bản cùng nghiên cứu, sản xuất để cung cấp 2.000 máy thở. Số máy này là để bổ sung vào kho dự trữ đã có sẵn 4.700 máy ở các bệnh viện.
Hơn 8.300 máy thở cũng đã được trang bị trong các cơ sở chăm sóc y tế đặc biệt nhưng chỉ một phần trong số đó được dùng để duy trì sự sống cho các bệnh nhân COVID-19. Bộ Y tế Nhật Bản thừa nhận, các bệnh viện hiện nay chủ yếu mua máy thở nhập khẩu từ nước ngoài và đã có đủ số lượng máy thở cần thiết.
Máy thở được dùng để đưa không khí vào hai buồng phổi chứa đầy chất lỏng của những bệnh nhân COVID-19 đang nguy kịch thông qua một ống dẫn khí được đưa vào khí quản và yêu cầu phải theo dõi liên tục. Đến nay, mới chỉ có khoảng 5% bệnh nhân COVID-19 nguy kịch tại Nhật Bản cần phải tiến hành đặt nội khí quản. Vào thời điểm đầu tháng 5, có khoảng 4.500 bệnh nhân COVID-19 được điều trị trong các bệnh viện tại Nhật Bản nhưng chỉ khoảng 270 bệnh nhân phải dùng máy thở.
Cho đến nay, tổng số ca ṯử ṿøɲǥ do dịch COVID-19 tại Nhật Bản là dưới 800 ca. Hiện số ca mắc COVID-19 mới ở thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận đang có xu hướng giảm. Hiệp hội Hô hấp Nhật Bản cho rằng, hiện đã có đủ số máy thở kể cả khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại.
TTXVN
Gói hỗ trợ 20 man của Nhật chỉ dành có 30% du học sinh có thành tích học tập cao
Xoay quanh vấn đề hỗ trợ tối đa 20 man yen cho các sinh viên đang gặp khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành, ngày 20/5 Bộ Giáo dục Nhật Bản đã đưa ra điều kiện được nhận trợ cấp đối với lưu học sinh người nước ngoài, khoản trợ cấp này chỉ dành cho 30% sinh viên có thành tích học tập cao.