Hơn 70% người dân Nhật Bản hài lòng về thời Heisei của Hoàng đế Akihito
Cuộc khảo sát qua thư đã được thực hiện từ ngày 06/02 đến 14/03, thu thập câu trả lời từ hơn 3000 cá nhân từ 18 tuổi trở lên trên khắp Nhật Bản. Các câu trả lời hợp lệ thu được là 1.930, với tỉ lệ nam – nữ là 50,4% – 49,6%.
Khi được hỏi về ấn tượng của bản thân về kỷ nguyên Heisei cùng sự trị vì của Hoàng đế Akihito, 14% đã đánh giá nó ở mức tốt, 59% ở mức tương đối tốt, 3% cho rằng nó tệ và có tới 23% đánh giá thời kì này ở mức khá tệ.
Xét theo độ tuổi, những người dưới 30 tuổi chiếm số lượng lớn nhất trong các nhóm đối tượng được hỏi, và có tới 29% trong số họ cho rằng thời đại Heisei là tốt, bởi lẽ họ không có một ký ức nào về cú nổ kinh tế dẫn đến một sự trì trệ của đất nước trong thời trẻ của mình.
Ngược lại, chỉ có 10% trong số từ 60 tuổi trở lên đưa ra những đánh giá tích cực về thời đại, khi bóng đen của thời kỳ kinh tế khủng hoảng trong những năm 1900s vẫn in rõ trong tâm trí họ.
Tuy nhiên, nhìn chung, thời đại Heisei đã được nhìn nhận một cách tích cực, mặc cho đây là giai đoạn suy thoái kinh tế kéo dài, cùng với một loạt các sự kiện trong nước và quốc tế diễn ra để lại những hậu quả lâu dài như thảm họa động đất – sóng thần kép vào năm 2011 và các cuộc tấn công khủng bố.
Khi được hỏi về sự kiện hàng đầu trong nước vào thời kì Heisei, 70% đã nói về thảm họa động đất và sóng thần xảy ra vào tháng 3/2011 ở vùng đông bắc Nhật Bản, gây ra một cuộc khủng hoảng lớn phá hủy các lò nhiệt điện tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Đứng ở vị trí thứ hai là vụ tấn công bằng khí gas thần kinh sarin vào năm 1995 tại hệ thống tàu điện ngầm Tokyo, được thực hiện bởi giáo phái AUM Shinrikyo với 50%, tiếp theo đó là trận động đất lớn ở Hanshin xảy ra ở Kobe và vùng lân cận phía tây Nhật Bản với mức 40%.
Một trong những sự thay đổi lớn nhất trong kỉ nguyên Heisei đó chính là sự phát triển của mạng internet cũng như những bước tiến lớn của phụ nữ. 57% những người được hỏi cho biết xã hội Nhật Bản đã trở nên ngày một không khoan dung và khắc nghiệt hơn, trong khi 41% còn lại thể hiện sự không đồng ý.
Về sự lan truyền của mạng internet, 86% xem đây là một hiệu ứng tích cực, trong khi 13% lại không đồng ý, thể hiện rõ sự khác biệt trong độ tuổi, khi có tới 61% những người dưới 30 tuổi thể hiện sự đồng ý, trong khi con số này với những người 70 tuổi trở lên chỉ chiếm khoảng 23%.
Sự không hài lòng về tỷ lệ bình đẳng giới trong thời đại Heisei đã lan rộng, với tận 86% số người được hỏi tin rằng phụ nữ đã không đạt được sự bình đẳng đối với nam giới. 73% phụ nữ và 71% nam giới nói rằng khi đã có những sự cải thiện trong bình đẳng giới giữa nam và nữ, điều đó vẫn là không đủ.
Điều luật về cơ hội việc làm bình đẳng đã có hiệu lực tại Nhật Bản vào năm 1985, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người phụ nữ buộc phải từ bỏ sự nghiệp để chăm sóc gia đình và con cái.
Đối với lĩnh vực thể thao, các nhân vật được xem là đại diện cho kỷ nguyên Heisei đứng đầu là cầu thủ bóng chày Ichiro Suzuki, tiếp đó chính là vận động viên 2 lần giành Huy chương vàng Olympic trong bộ môn trượt băng nghệ thuật, Yuzuru Hanyu và Mao Asada, cựu vô địch trượt băng thế giới.
Trong lĩnh vực giải trí, bài hát “Sekai ni Hitotsu Dake no Hana” (Bông hoa duy nhất trên thế giới) của ban nhạc nam đã tan rã vào cuối năm 2016, SMAP đã được xem là bài hát được yêu thích nhất của thời đại này.
Đối với lĩnh vực chính trị, 77% đã lựa chọn ông Junichiro Koizumi là thủ tướng tốt nhất của quốc gia, 38% ủng hộ thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe và 22% chọn Noboru Takeshita, người đã trực tiếp ban hành thuế tiêu thụ vào năm 1989.
Nguồn: Mainichi
TRỢ CẤP TẬP HUẤN THÁNG ĐẦU khi đi XKLĐ Nhật Bản là gì?
Khi TTS sang Nhật làm việc thì các bạn sẽ được tập huấn trong tháng đầu để có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống với công việc tại Nhật. Vậy tập huấn tháng đầu khi đi XKLĐ Nhật Bản là gì?