Học tiếng Nhật: Cách phân biệt 「ぎみ」「げ」「がち」「っぽい」

Sau mẫu các mẫu 「そう」「よう」「らしい」「みたい」thì 「ぎみ」「げ」「がち」「っぽい」cũng là những mẫu rất dễ gây nhầm lẫn cho người học tiếng Nhật  Trong series học tiếng Nhật lần này, hãy cùng chúng mình điểm lại những khác biệt để dễ dàng so sánh và áp dụng vào thực tế nhé

1. 【気味】【ぎみ】có vẻ hơi/có cảm giác (biểu thị cảm giác, cảm nhận bên trong)

hoc-tieng-nhat

Dạng sử dụng: Vます/N + 気味

Cách sử dụng:

– 「気味」vốn là một từ diễn đạt cảm xúc, cảm giác khó chịu ví dụ như trong câu: 「気味の悪い男が、家の周りをうろうろしている」 Kimi no warui otokoga ie no mawari wo urouro shiteiru. Một gã đàn ông có vẻ gớm gớm cứ đang đi tới lui xung quanh nhà tôi.

– 「~気味」là dạng vĩ tố , biểu thị ý nghĩa “trạng thái có cảm giác hơi… (đối với cơ thể, cảm xúc)” nên hầu như được dùng nhiều trong các trường hợp biểu thị cảm xúc nhận xét, đánh giá không tốt hoặc phê phán,kiểu như 風邪気味 (Kazegimi = có vẻ hơi cảm)・疲れ気味(Tsukaregimi=Có vẻ hơi mệt)・下がり気味(sagarigimi=có vẻ hơi giảm)・上がり気味(agarigimi= có vẻ hơi tăng)・遅れ気味 (okuregimi=có vẻ hơi chậm) v.v.

– Điểm chú ý cần quan tâm ở đây là, trong khi「~気味」biểu thị có cảm giác hơi, còn「~がち」biểu thị ý nghĩa “có khuynh hướng, nhiều lần…”.

Ví dụ như 疲れ気味(tsukaregimi=CÓ VẺ HƠI mệt)・下がり気味(CÓ VẺ HƠI giảm) ; còn「疲れがち・下がりがち…」là “HAY mệt” và “HAY giảm/thường giảm”. – Một số ví dụ của 「気味」:

1. 就職してからは、運動不足のせいか、少こし肥り気味だ。 Shuushoku shitekarawa, undoubusoku no seika, sukoshi futorigimi da. Kể từ sau khi đi làm thì không biết có phải do thiếu vận động hay không mà tôi có vẻ hơi mập lên.

2. ちょっとやせ気味で、目つきの鋭い男でした。 Chotto yasegimi de, metsuki no surudoi otoko deshita. Đó là một người đàn ông có ánh mắt sắc sảo và có vẻ hơi gầy một chút.

3. 彼女は離婚してから、少しヒステリー気味です。 Kanojo wa rikon shitekara, sukoshi hisuterii gimi desu. Cô ấy kể từ sau khi ly dị thì có vẻ hơi kích động một chút.

4. どうも工事の進行が遅れ気味だ。もっと現場にハッパをかけてくれ。 Doumo kouji no shinkou ga okuregimi da. Motto genba ni happa wo kakete kure! Có vẻ như tiến độ xây dựng hơi chậm. Các cậu hãy đẩy nhanh lên nữa nào.

5. 一時は飛ぶ鳥を落す勢いだったが、最近ん、A歌手の人気も下り気味だねえ。 Ichiji wa tobu tori wo otosu ikioi dattaga, saikin, A kashu no ninki mo sagarigimi danee. Một thời từng làm mưa làm gió nhưng gần đây tiếng tăm của ca sĩ A có vẻ hơi giảm nhỉ. (*) Thành ngữ 飛ぶ鳥を落す勢い = Khí thế như muốn khiến con chim đang bay trên trời rơi xuống => Thế như chẻ tre; khí thế ngất trời; làm mưa làm gió v.v.

2.  「~げ」trông có vẻ/nhìn có vẻ (nhìn bề ngoài và phán đoán)

Dạng sử dụng: Vます /いAdj/なAdj + げ

Cách sử dụng:

– 「~げ」là vĩ tố biểu thị sự suy đoán nhìn từ bên ngoài/vẻ ngoài. Diễn tả ý nghĩa “trông có vẻ…”.

– Mặc dù trông một số ít trường hợp đi với với danh từ như「大人げがない」(otonageganai=trông không có vẻ của người lớn) hoặc đi với động từ như 「意味ありげな態度」(Imi arige na taido=thái độ đầy ngụ ý) nhưng phần lớn chủ yếu là đi với tính từ. Trong trường hợp này, có thể thay thế lẫn nhau giữa「~げ」và「そうだ」.

悲しそうだ・悲しそうな顔  → 悲しげだ・悲しげな顔 = Kanashisouda=Trông có vẻ buồn 不安そうだ (fuan souda)・不安そうな様子 *fuan souna kao)→ 不安げだ・不安げな様子(fuan gena yousu) = Trông có vẻ bất an

– Một số ví dụ khác của 「~げ」

1. お前って、本当かわいげのない女だな。 Omaette, hontouni kawaige no nai onna dana. Cô em thật sự trông không có vẻ gì là dễ thương cả.

2. 怪しげな男が家の回りをうろついている。 Ayashigena otoko ga ie no mawari wo urouro shiteiru. Một người đàn ông trông đáng ngờ cứ đi loanh quanh nhà tôi.

3. 彼は何やら言たげな様子だったが、結局口を開かなかった。 Kare wa nani yara iitagena yousu dattaga, kekkyoku kuchi wo hirakanakatta. Anh ta trông có vẻ định nói điều gì đó nhưng rốt cuộc đã không mở miệng.

4. あなたを尋ねて男の人が来ましたが、何かいわくありげでしたよ。 Anata wo tazunete otoko no hito ga kimashitaga, nanika iwaku arige deshita. Lúc nãy có một người đàn ông đến tìm cậu đấy. Trông có vẻ có điều gì đó muốn nói.

5. 手塩にかけて育てた娘がぐ日、父親はどこか寂しげだった。 Teshio ni kakete sodateta musume ga totsugu hi, chichioya wa dokoka sabishige datta. Vào ngày đứa con gái mà mình hết mực thương yêu theo chồng, người cha trông có vẻ buồn buồn. (*)Thành ngữ 手塩にかけて育てる = Teshio ni kakete sodateru = Dành hết tình cảm yêu thương để nuôi nấng, chăm sóc; hết mực yêu thương

3. 「~がち」hay/thường hay (diễn tả nhiều lần, xu hướng hay xảy ra)

Dạng sử dụng: Vます + がち

Cách sử dụng:

– 「~がちだ」là cách nói biểu thị ý nghĩa “có khuynh hướng/có xu hướng…” “thường hay… (diễn tả số lần)” và dùng diễn đạt xu hướng không tốt nên khi muốn diễn đạt xu hướng tốt 「よく~する」. Ví dụ: あの人は、公園をジョギングしがちだ。

Người đó thường hay chạy bộ trong công viên. (SAI)

Câu này phải nói là:あの人は、よく公園をジョギングしている。

– Có ý nghĩa gần như giống với 「~嫌いがある」 nhưng 「~嫌いがある」không sử dụng được trong những trường hợp muốn diễn tả việc xảy ra nhiều lần hoặc một hiện tượng nhất thời.

– Một số ví dụ của 「~がち」

1. この種の間違いは、初心者にありがちなことだ。 Konoshu no machigai wa, shoshinsha ni arigachi na kotoda. Những lỗi kiểu này thường hay gặp ở những người mới bắt đầu.

2. この子は小さい頃から病気がちで、しょっちゅう医者通いをしていました。 Kono ko wa chiisai korokara byoukigachi de, shochuu ishagayoi wo shiteimashita. Đứa bé này từ nhỏ đã thường hay bị bệnh nên thường xuyên phải đi bác sĩ.

3. 明日は午後ら、曇りがちの天気になるでしょう。 Ashita wa gogokara, kumorigachi no tenki ni naru deshou. Từ trưa mai có lẽ trời sẽ hay xuất hiện nhiều mây.

4. 疲れているときは、不注意による事故が起こりがちだ。 Tsukareteiru tokiwa, fuchuui ni yoru jiko ga okorigachi da. Những lúc mệt mỏi thường hay xảy ra những tai nạn do thiếu chú ý.

5. ふと浮んだアイディアというのは忘れがちだから、必ずメモに残すことにしている。 Futo ukanda aideia to iuno wa wasuregachidaga, kanarazu memo ni nokosu koto ni shiteiru. Những ý tưởng bất chợt xuất hiện thì thường hay quên nên tôi luôn cố gắng ghi chú lại.

4. 「~っぽい」Hay/dễ/Như/Cứ như/Hơi (thực tế không phải nhưng khiến chúng ta cảm giác như thế)

Dạng sử dụng: Vます/N+っぽい

いAdj/なAdj+っぽい

Cách sử dụng: – Vĩ tố「~っぽい」đi sau rất nhiều loại từ, hình thành nên một tính từ với ý nghĩa “có xu hướng/khuynh hướng” “có nhiều yếu tố”. Là cách nói biểu thị ý nghĩa “mặc dù mức độ không nhiều nhưng có xu hướng, có khuynh hướng…”. Thường được dùng trong những trường hợp không mong muốn. Mặc dù thực chất không phải là như thế nhưng ấn tượng từ bên ngoài mà nghe, nhìn thấy thì cảm giác như thế.

+ Không phải là là diễn tả việc xảy ra nhiều lần mà diễn tả tính chất của sự vật, sự việc đó. Thường dùng diễn tả tính chất không mong muốn.

白→白っぽい (Shiroppoi)=Trăng trắng/trắng trắng    赤っぽい (Akappoi= Đo đỏ 青っぽい (Aoppoi) Xanh xanh ( xanh dương) 緑っぽい (Midorippoi) xanh xanh (xanh lá cây)

– Một số ví dụ:

1. 僕はね、少し男っぽいぐらいのボーイッシュな女性にひかれるんだ。 Bokuwa ne, sukoshi otokoppoi gurai no booisshu na josei ni hikarerunda. Tớ thì bị thu hút bởi những cô gái hơi trẻ con và hơi nam tính một chút.

2. 話し方もそうなんだけど、彼はいつも女っぽい。 Hanashikata mo sounan dakedo, kare wa itsumo onnapoi. Hắn lúc nào cũng cứ như con gái vậy, kể cả cách nói chuyện cũng thế.

3. なんだいこのスープ、水っぽくて飲めたもんじゃない。 Nandai kono suupu, mizuppokute nometa monjanai. Gì thế, súp này cứ như nước lã vậy. Sao mà uống được.

4. 彼は飽きっぽい性格で、何をやっても三日坊主だ。 Kare wa akippoi seikaku de nani wo yattemo mikka bouzu da. Nó có tính hay chán nên làm gì cũng sẽ được dăm ba bữa thôi. (*) 三日坊主 = Mikkabouzu (Thành ngữ) = Một người mau chán, làm gì cũng trong một thời gian ngán là bỏ

Tags:
Xả sún.g tại hai nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand

Xả sún.g tại hai nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand

Cảnh s.át New Zealand đang truy tìm kẻ tấn công xả sún.g vào một nhà thờ Hồi giáo gây th.ương von.g tại thành phố Christchurch.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất